Giá tôm Thái Lan và Mexico giảm thấp hơn chi phí sản xuất

Sau Hội chợ Thủy sản Boston, giá tôm Thái Lan bắt đầu tăng lên, nhưng bây giờ lại giảm xuống thấp.
Giá tôm cỡ 60 con/kg hiện tại là 4,91 USD/kg, cao hơn so với trung bình 10 năm 4,15 USD/kg và 5 năm trung bình 4,76 USD/kg.
Hiện nay, 95% trại nuôi ở Thái Lan sản xuất tôm cỡ 100 con/kg, bởi họ khó có thể sản xuất tôm các cỡ lớn hơn.
Ngày 9/4/2015, giá tôm cỡ 100 con/kg đạt 3,07 USD/kg, giảm 15% so với 2 ngày trước đó.
"Chúng ta không nên nhìn vào giá cả hai ngày, nhưng quan điểm của tôi là giá cả thị trường thấp hơn chi phí sản xuất," Gruenberg nói. "Chúng tôi chưa từng thấy mức giá thấp như vậy kể từ khi có Hội chứng tôm chết sớm EMS" Gruenberg nói.
Hiện nay, tôm Thái Lan đang vào vụ thả nuôi. Việc giá tôm giảm khiến người nuôi cảm thấy giống như đánh bạc. Người nuôi tôm có thể sẽ phá sản nếu tiếp tục thả nuôi tôm.
Ngành tôm Mexico cũng đang trải qua tình cảnh tương tự.
Chi phí sản xuất tăng cao do đồng đô la Mỹ tăng giá. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, và giá tôm giống cũng tăng 20%.
Gambalit Attilio Castano, đại diện một công ty sản xuất tôm Ecuador đã chia sẻ khi giá tôm thấp hơn cả chi phí sản xuất thì tình hình nguy hại hơn cả dịch bệnh.
Khi dịch đốm trắng tấn công tôm nuôi của Ecuador năm 1999-2000, nó đã phá hủy ngành tôm nước này. 50% trại nuôi phá sản, ngành tôm kiệt quệ vốn.
Vài năm sau đó, ngành tôm Ecuador có thể xử lý được dịch bệnh đốm trắng. Khi giá tôm tăng lên trong vòng hơn một năm, ngành tôm nước này có thể cải thiện và giải quyết các vấn đề về tài chính.
Ngành sản xuất tôm của Châu Á hiện nay đang trải qua tình trạng tương tự. Khi giá càng thấp, ngành tôm sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn để tồn tại.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.

Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.