Giá Tôm Sú Tăng Cao Nhất Trong 4 Năm Qua Ở Bạc Liêu

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.
Theo người nuôi tôm, giá tôm sú tăng mạnh là do nguồn nguyên liệu trên thị trường khan hiếm, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp mới bước vào đầu vụ, còn tôm nuôi quảng canh lại mất mùa.
Bên cạnh đó, nhu cầu tôm cho xuất khẩu chưa mạnh, thị trường đang nghiêng về tiêu thụ nội địa nên nhu cầu thu mua tôm sú sống (tôm sú chạy ôxy) rất lớn và giá lại cao hơn tôm sú ướp lạnh khoảng 100.000 đồng/kg. Bán tôm sú sống người nuôi có lãi rất cao nhưng chỉ chủ yếu là tôm nuôi theo hình thức công nghiệp; tôm nuôi theo hình thức quảng canh khó bán hơn vì đường giao thông đến các khu nuôi chưa thuận tiên nên thương lái không thể đưa phương tiện, đồ chuyên dùng đến tận hộ thu mua.
Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 125.000 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp hơn 10.000 ha. Gần đây thời tiết khắc nghiệt, bệnh dịch trên tôm chưa được khống chế nên tại nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp người dân chưa dám thả nuôi đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

Được trồng trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, bốn mùa mây phủ, khí hậu mát mẻ quanh năm, chè phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh túy của trời đất tạo nên một loại chè thơm ngon tinh khiết đến lạ thường.

Cây Hồng hoa là loại dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, được Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của loại cây này, bước đầu cho kết quả tích cực, là tín hiệu vui cho người nông dân và ngành nông nghiệp Dak Lak trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 ha quýt, tập trung nhiều tại huyện Bạch Thông với 1.020 ha. Là cây trồng chủ lực, mỗi héc-ta quýt mang lại cho người dân thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ. Hiện nay, quýt Bắc Kạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra cho huyện trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và quảng bá loại quả đặc sản của địa phương.