Giá Tôm Sú Tăng Cao Nhất Trong 4 Năm Qua Ở Bạc Liêu

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.
Theo người nuôi tôm, giá tôm sú tăng mạnh là do nguồn nguyên liệu trên thị trường khan hiếm, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp mới bước vào đầu vụ, còn tôm nuôi quảng canh lại mất mùa.
Bên cạnh đó, nhu cầu tôm cho xuất khẩu chưa mạnh, thị trường đang nghiêng về tiêu thụ nội địa nên nhu cầu thu mua tôm sú sống (tôm sú chạy ôxy) rất lớn và giá lại cao hơn tôm sú ướp lạnh khoảng 100.000 đồng/kg. Bán tôm sú sống người nuôi có lãi rất cao nhưng chỉ chủ yếu là tôm nuôi theo hình thức công nghiệp; tôm nuôi theo hình thức quảng canh khó bán hơn vì đường giao thông đến các khu nuôi chưa thuận tiên nên thương lái không thể đưa phương tiện, đồ chuyên dùng đến tận hộ thu mua.
Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 125.000 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp hơn 10.000 ha. Gần đây thời tiết khắc nghiệt, bệnh dịch trên tôm chưa được khống chế nên tại nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp người dân chưa dám thả nuôi đại trà.
Có thể bạn quan tâm

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.
Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.