Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Nhưng Vẫn Thiếu Nguồn Cung Ở Cà Mau

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.
Các loại khác cũng tăng 20% trở lên. Đây là mức giá khá cao được các nhà máy chế biến hàng thủy sản chào mua nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu nghiêm trọng hiện nay.
Mức giá thu mua cao khiến người nuôi tôm phấn khởi, nhưng trên thực tế lại không có tôm để bán vì Cà Mau đang đối mặt với một mùa khô hạn chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây. Nắng hạn làm cho tình hình sản xuất, đời sống của người dân gặp khó khăn, trong đó thiệt hại nặng nhất là người nuôi tôm.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: Thông thường, vào mùa khô vẫn có khoảng 5.000 ha được thả tôm nuôi trái vụ, cho năng suất cao với điều kiện phải đủ nước. Tỉnh Cà Mau có 290.000 ha đất nuôi tôm nhưng chỉ có 5.000 ha nuôi được vào mùa khô. Tuy nhiên năm nay bà con thả tôm nuôi trái vụ bị thất bát nặng nề. Toàn bộ tôm trên diện tích thả nuôi đều bị chết vì thiếu nước.
Theo ông Trần Văn Sứ, một người nuôi tôm ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), nghe giá tôm lên cao bà con rất mừng nhưng không có tôm để bán. Diện tích nuôi tôm trái vụ mùa này mất trắng do hạn hán. Ban đầu bà con nghĩ cách dùng máy bơm nước từ sông vào ruộng đề cứu tôm nhưng bây giờ sông cũng cạn kiệt nên đành chịu.
Có một nghịch lý trong mối quan hệ giữa nhà nông và doanh nghiệp trong lĩnh vực này là lúc tôm vào chính vụ, năng suất, sản lượng nhiều thì lập tức nhà máy ép giá bằng cách hạ giá thu mua tôm nguyên liệu, khi hết mùa thì lại đẩy giá lên cao khiến người nông dân chịu thiệt thòi. Ông Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu Quốc Việt cho rằng, cần xem xét lại mối quan hệ này vì trong thực tế nông dân mang tôm ra ngoài tỉnh bán hoặc bán trên biển đều được giá cao. Nếu nông dân quay lưng với doanh nghiệp thì cả hai bên điều chịu thiệt.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông báo từ đầu vụ của Công ty mía đường Trà Vinh, công ty sẽ thu mua mía nguyên liệu ngay tại nhà máy với giá 875.000 đồng/tấn mía đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.

Khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi không khỏi đắn đo, bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có một thực tế đang diễn ra: không ít diện tích“bờ xôi ruộng mật” ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được cho thuê thành nơi an táng. Nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đất ruộng trở thành nghĩa trang.

“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.