Giá tôm chân trắng giảm, nhà nhập khẩu EU cũng không được lợi

"Khi so sánh tỷ giá EUR/USD so với một năm trước đây, sẽ thấy một sự khác biệt khoảng 20%. Phần chênh lệch này sẽ chuyển sang giá bán hàng". Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua tôm do giá bán cao.
Tính đến 15/4/2015, đồng euro giảm giá so với đồng đô la Mỹ 23%, theo Bloomberg. Theo số liệu mới nhất, giá tôm chân trắng của Ấn Độ đã giảm 16,2% vào tuần 15/2015 so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tuần từ 6 - 12/4/2015, giá tôm chân trắng HOSO nguyên liệu cỡ 60 con/kg từ Andra Pradesh, Ấn Độ là 4,97 USD/kg. Giá tôm chân trắng nguyên liệu từ Thái Lan cỡ 60 con/kg cũng giảm 38% xuống còn 4,93 USD/kg.
Giá tôm chân trắng tính theo đồng đô la Mỹ giảm không có nghĩa giá bán tôm trên thị trường EU cũng giảm do chênh lệch về tỷ giá. Nếu so sánh với giá của năm ngoái thậm chí giá tôm bán ra trên thị trường hiện nay còn cao hơn.
Các nhà chế biến Anh cũng chịu tác động bởi chênh lệch tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đồng USD. Tính đến ngày 15/4/2015, đồng bảng Anh đã giảm giá 11,2% so với USD.
Không chỉ có các nhà chế biến châu Âu mới chịu tác động của biến động tỷ giá, các nhà chế biến thủy sản của Anh cũng khó khăn tương tự khi đồng bảng giảm.
Giá tôm chân trắng chín HOSO hiện được bán tại châu Âu với giá từ 6 – 8 EUR/kg, trong đó tôm cỡ lớn có giá khoảng 8 EUR/kg, tôm cỡ nhỏ từ 5,70 – 6 EUR/kg.
Cuối năm 2012, đại dịch EMS xảy ra tại nhiều nước nuôi tôm ở châu Á khiến giá tôm tăng nhanh chóng tuy nhiên sản xuất tôm đang dần cải thiện và giá tôm cũng đang dần điều chỉnh.
Nhu cầu tôm vẫn ở mức thấp mặc dù mùa tiêu thụ sắp bắt đầu. Có rất nhiều lựa chọn khác khi giá tôm quá đắt và rõ ràng giá tôm cao đã ảnh hưởng lớn nhu cầu tiêu dùng.
Các nhà bán lẻ biết rõ tỷ giá tiền tệ tác động như thế nào nhưng họ cũng muốn mua giá tôm với mức thấp nhất có thể bởi nhiều nhà chế biến ở châu Âu cũng đang phải chịu nhiều sức ép.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi heo nhân giống, bà Võ Thị Nành, khóm 7, thị trấn Thới Bình gặp không ít thất bại, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nghề này đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).

Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.

Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.