Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm

Thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đang ồ ạt mở rộng diên tích cây hồ tiêu. Nhu cầu mua dây tiêu giống vì thế cũng trở nên “nóng”. Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái, giá tiêu giống chỉ 20.000-25.000 đồng/dây thì năm nay đã tăng vọt từ 35.000-40.000 đồng/dây (tiêu ác). Mỗi trụ tiêu trồng tối thiểu phải 2 dây, như vậy 1ha hồ tiêu phải cần đến cả trăm triệu đồng tiền giống. Đây chính là lý do khiến nạn trộm cắp dây tiêu bùng phát. Công an huyện Đăk Đoa cho biết họ liên tiếp nhận được đơn trình báo về việc các vườn tiêu của người dân bị kẻ gian đột nhập, nhổ và cắt trộm dây...
Ngày 12.7, Công an huyện này lại tiếp tục nhận được đơn trình báo của ông Võ Văn Hiệu (trú tại xã Nam Yang) về việc rẫy tiêu mới trồng 200 trụ của ông bị kẻ gian đột nhập nhổ đi 108 cây tiêu giống. Với những chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định số tiêu giống của ông Hiệu bị đối tượng Hồ Sỹ Vinh (SN 1950, trú cùng xã) nhổ trộm.
Biết không thể chối tội, 15 giờ 30 phút cùng ngày, đối tượng đã ra đầu thú và giao nộp toàn bộ số tiêu giống đã trộm… Tiếp đó, ngành chức năng huyện Đăk Đoa cũng đã xác minh, làm rõ Nguyễn Tiến Bình (SN 1991) trú tại làng Krái, xã Kon Gang, đột nhập cắt trộm dây tiêu giống tại rẫy của ông Nguyễn Tấn, trú tại xã Nam Giang… Vào ngày 22.6, Bình đi ra rẫy tiêu của ông Tấn ở làng Krái, xã Kon Gang thấy không có người canh giữ nên đã cắt trộm 162 trụ tiêu mà gia đình ông trồng từ năm 2014, với số lượng gần 1.300 dây tiêu giống, ước tính giá trị tài sản bị thiệt hại của gia đình ông Tấn gần 60 triệu đồng. Sau đó, Bình mang về trồng tại rẫy nhà mình, nhưng đã bị phát hiện…
Không chỉ Đăk Đoa, các địa phương khác trên địa bàn Gia Lai cũng đang diễn ra nạn trộm cắp dây tiêu khiến các chủ vườn mất ăn mất ngủ… Dù hồ tiêu trồng trong vườn nhà nhưng anh Võ Văn Thường ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai) cũng bị kẻ gian đột nhập cắt trụi 16 trụ. Táo tợn hơn những trường hợp trên, kẻ gian còn ngồi ngay tại chỗ để cắt dây giống thành đoạn cho dễ vận chuyển… Trước tình trạng này, các chủ vườn đang trồng mới hoặc có vườn tiêu độ tuổi lấy giống đều phải làm lán trại, thắp điện sáng suốt đêm để canh giữ…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nông dân trồng bắp tại nhiều địa phương ở ĐBSCL phấn khởi khi đầu ra sản phẩm đã thuận lợi và giá bắp trái đã tăng từ 7.000 - 10.000 đồng/chục 14 trái so với đầu năm 2013, giúp nông dân có lợi nhuận tương đối khá.

Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, Phòng Dân tộc huyện Mường Ảng đã xây dựng mô hình trồng giống bí đỏ JV 888 F1; đến nay mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Theo Cục Thống kê tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong tháng 5-2013 thực hiện được 81,4 triệu USD tăng 13,8% so tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thực hiện được 376,7 triệu USD tăng 23,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện được 56 triệu USD tăng 11,2%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 159,5 triệu USD giảm 8,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 161,2 triệu USD tăng 103,9%.

Chôm chôm tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán tăng từ 2.000 - 3.000 đồng so với chính vụ trước. Giá mua của thương lái tại vườn (vào ngày 26-6): chôm chôm Java 5.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn 11.000 đồng/kg.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, với mong muốn làm giàu trên mảnh đất cha ông để lại, anh Hoàng Đức Sự, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư đã quyết tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Và chính từ nơi đây ước mơ của anh đang dần trở thành hiện thực.