Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm

Thời điểm này, người dân trên địa bàn huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đang ồ ạt mở rộng diên tích cây hồ tiêu. Nhu cầu mua dây tiêu giống vì thế cũng trở nên “nóng”. Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái, giá tiêu giống chỉ 20.000-25.000 đồng/dây thì năm nay đã tăng vọt từ 35.000-40.000 đồng/dây (tiêu ác). Mỗi trụ tiêu trồng tối thiểu phải 2 dây, như vậy 1ha hồ tiêu phải cần đến cả trăm triệu đồng tiền giống. Đây chính là lý do khiến nạn trộm cắp dây tiêu bùng phát. Công an huyện Đăk Đoa cho biết họ liên tiếp nhận được đơn trình báo về việc các vườn tiêu của người dân bị kẻ gian đột nhập, nhổ và cắt trộm dây...
Ngày 12.7, Công an huyện này lại tiếp tục nhận được đơn trình báo của ông Võ Văn Hiệu (trú tại xã Nam Yang) về việc rẫy tiêu mới trồng 200 trụ của ông bị kẻ gian đột nhập nhổ đi 108 cây tiêu giống. Với những chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định số tiêu giống của ông Hiệu bị đối tượng Hồ Sỹ Vinh (SN 1950, trú cùng xã) nhổ trộm.
Biết không thể chối tội, 15 giờ 30 phút cùng ngày, đối tượng đã ra đầu thú và giao nộp toàn bộ số tiêu giống đã trộm… Tiếp đó, ngành chức năng huyện Đăk Đoa cũng đã xác minh, làm rõ Nguyễn Tiến Bình (SN 1991) trú tại làng Krái, xã Kon Gang, đột nhập cắt trộm dây tiêu giống tại rẫy của ông Nguyễn Tấn, trú tại xã Nam Giang… Vào ngày 22.6, Bình đi ra rẫy tiêu của ông Tấn ở làng Krái, xã Kon Gang thấy không có người canh giữ nên đã cắt trộm 162 trụ tiêu mà gia đình ông trồng từ năm 2014, với số lượng gần 1.300 dây tiêu giống, ước tính giá trị tài sản bị thiệt hại của gia đình ông Tấn gần 60 triệu đồng. Sau đó, Bình mang về trồng tại rẫy nhà mình, nhưng đã bị phát hiện…
Không chỉ Đăk Đoa, các địa phương khác trên địa bàn Gia Lai cũng đang diễn ra nạn trộm cắp dây tiêu khiến các chủ vườn mất ăn mất ngủ… Dù hồ tiêu trồng trong vườn nhà nhưng anh Võ Văn Thường ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai) cũng bị kẻ gian đột nhập cắt trụi 16 trụ. Táo tợn hơn những trường hợp trên, kẻ gian còn ngồi ngay tại chỗ để cắt dây giống thành đoạn cho dễ vận chuyển… Trước tình trạng này, các chủ vườn đang trồng mới hoặc có vườn tiêu độ tuổi lấy giống đều phải làm lán trại, thắp điện sáng suốt đêm để canh giữ…
Có thể bạn quan tâm

Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ngành điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thay vì trước đây chỉ có 5 ngành là dệt may; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cho biết, việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan, Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng nhiều sau tin đồn thất thiệt chè Việt Nam nhiễm dioxin.

Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).