Giá Thực Phẩm Thế Giới Giảm Tháng Thứ 6 Liên Tiếp, Xuống Thấp Nhất 4 Năm

Báo cáo của FAO cho biết, trong tháng vừa qua, đường và sữa giảm mạnh nhất, tiếp đến là ngũ cốc và dầu mỏ.
Giá thực phẩm trên thị trường thế giới vừa ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp – chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ năm 2009 do giá sữa, ngũ cốc, dầu ăn và đường cùng lao dốc trong bối cảnh kỳ vọng nguồn cung tăng cao.
Báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc (FAO) vừa công bố cho thấy, chỉ số giá theo dõi 55 mặt hàng lương thực thực phẩm của FAO đã giảm 2,6% trong tháng 9 so với tháng 8 xuống còn 191,5 điểm – thấp nhất kể từ tháng 8/2010.
Trên sàn giao dịch CBOT ở Chicago, đậu tương và ngô giao dịch ở mức thấp nhất trong 4 năm qua do triển vọng vụ mùa ở Mỹ bội thu. Trong 2 năm trở lại đây, tất cả các nông sản được theo dõi trong chỉ số hàng hóa của Bloomberg, ngoại trừ gia súc, thịt và cà phê, đều giảm giá, trong đó dẫn đầu là đà lao dốc của ngô, lúa mì và đậu tương.
Báo cáo của FAO cho biết, trong tháng vừa qua, đường và sữa giảm mạnh nhất, tiếp đến là ngũ cốc và dầu mỏ. Trong số các nhân tố tác động không thể loại trừ sức mạnh của đồng USD khiến cho hàng hóa đồng loạt mất giá.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số thực phẩm của FAO giảm 6% và có mức giảm so theo năm tháng thứ 15 liên tiếp – chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ cuối tháng 6/2000.
Dù giá thực phẩm giảm nhưng theo FAO vẫn có 36 quốc gia cần viện trợ lương thực từ bên ngoài do xung đột, mất mùa, giá lương thực tại địa phương tăng cao, trong đó có 26 nước ở khu vực châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

Năm 2013 xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỉ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm.

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”.

Từ khi thương lái Trung Quốc (TQ) nhúng tay vào thị trường Việt Nam, trong đó có mặt hàng hải sản, khiến thị trường này biến động và đã có không ít người dân Việt phải ăn “trái đắng” vì những mánh khóe kinh doanh của thương lái ngoại.

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.