Giá Thực Phẩm Thế Giới Giảm Tháng Thứ 6 Liên Tiếp, Xuống Thấp Nhất 4 Năm

Báo cáo của FAO cho biết, trong tháng vừa qua, đường và sữa giảm mạnh nhất, tiếp đến là ngũ cốc và dầu mỏ.
Giá thực phẩm trên thị trường thế giới vừa ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp – chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ năm 2009 do giá sữa, ngũ cốc, dầu ăn và đường cùng lao dốc trong bối cảnh kỳ vọng nguồn cung tăng cao.
Báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc (FAO) vừa công bố cho thấy, chỉ số giá theo dõi 55 mặt hàng lương thực thực phẩm của FAO đã giảm 2,6% trong tháng 9 so với tháng 8 xuống còn 191,5 điểm – thấp nhất kể từ tháng 8/2010.
Trên sàn giao dịch CBOT ở Chicago, đậu tương và ngô giao dịch ở mức thấp nhất trong 4 năm qua do triển vọng vụ mùa ở Mỹ bội thu. Trong 2 năm trở lại đây, tất cả các nông sản được theo dõi trong chỉ số hàng hóa của Bloomberg, ngoại trừ gia súc, thịt và cà phê, đều giảm giá, trong đó dẫn đầu là đà lao dốc của ngô, lúa mì và đậu tương.
Báo cáo của FAO cho biết, trong tháng vừa qua, đường và sữa giảm mạnh nhất, tiếp đến là ngũ cốc và dầu mỏ. Trong số các nhân tố tác động không thể loại trừ sức mạnh của đồng USD khiến cho hàng hóa đồng loạt mất giá.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số thực phẩm của FAO giảm 6% và có mức giảm so theo năm tháng thứ 15 liên tiếp – chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ cuối tháng 6/2000.
Dù giá thực phẩm giảm nhưng theo FAO vẫn có 36 quốc gia cần viện trợ lương thực từ bên ngoài do xung đột, mất mùa, giá lương thực tại địa phương tăng cao, trong đó có 26 nước ở khu vực châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Gạo Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân Việt Nam sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn.

Xuất khẩu sang Dubai, thanh long Việt Nam được bán với mức gần 100.000 đồng/kg tại các siêu thị, cửa hàng hoa quả, gấp 30 lần giá trong nước của loại quả này.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/8, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu tấn, trị giá FOB gần 1,6 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,6 tỷ USD.

Trong những ngày qua, hai loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng là quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang đang hút hàng, giá tăng cao.

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.