Giá Thực Phẩm Bắt Đầu Tăng Theo Xăng

Hiện tượng ‘té nước theo xăng’ không rõ rệt nhưng nhiều tiểu thương cho biết sẽ phải tăng để bù đắp chi phí vận chuyển.
Tại một số chợ ở TP HCM như Bà Chiểu, Văn Thánh, Thị nghè (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) giá thủy hải sản bắt đầu tăng.
Tại chợ Bà Chiểu, mực lá loại 6 lạng một con tuần trước có giá 200.000 đồng một kg nay lên 250.000 đồng, mực ống loại 400 gram một con cũng tăng giá từ 200.000 lên 220.000 đồng một kg. Bạch tuộc cũng nhích 5.000-10.000 đồng một kg ở một số chợ.
Giá tôm tăng thêm 5.000-10.000 đồng một kg. Tại chợ Văn Thánh, tôm bạc tăng từ 170.000 lên 180.000 đồng một kg. Tôm sú đắt thêm 10.000 đồng lên 230.000 đồng một kg. Tại chợ Thị Nghè, cá lóc cũng tăng 5.000 đồng lên 65.000 đồng một kg. Cá điêu hồng cũng nhích lên 55.000 đồng - 60.000 đồng một kg.
Theo tiểu thương tại chợ Bà Chiểu, giá một số mặt hàng thủy hải sản tăng một phần là do giá xăng tăng, kéo theo chi phí vận chuyển cũng tăng hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên, giá mực tăng mạnh là vì gần đây thời tiết thất thường, mưa bão kéo dài, ngư dân ở các tỉnh vùng biển ít ra khơi nên lượng hàng thiếu hụt nên đẩy giá lên cao.
Chị Hạnh - bán hàng tại chợ này còn cho biết, trong thời gian tới nếu giá xăng tiếp tục tặng như 2 tháng gần đây, có thể không chỉ thủy hải sản mà một số thực phẩm khác hoặc đồ khô cũng sẽ tăng giá để bù đắp chi phí.
Riêng một số mặt hàng rau củ quả, thịt heo và thịt bò vẫn chưa có dấu biến động. Nhiều tiểu thương tại chợ Văn Thánh quận Bình Thạnh cho hay, hiện lượng hàng rau củ quá tương đối ổn định nên, một số mặt hàng còn có thể giảm giá trong thời gian tới vì chợ khá ế ẩm.
Cà rốt Đà Lạt vẫn đứng giá 25.000 đồng một kg, xà lách 35.000 đồng một kg; đậu ve 15.000 đồng mỗi kg. Bông cải xanh 30.000 đồng. Dưa leo 15.000 đồng một kg. Cà chua 12.000 đồng.
Tại Hà Nội, theo khảo sát ngày 20/7, tại chợ Nghĩa Tân, Mỹ Đình, Cầu Giấy, Thành Công... các tiểu thương đều cho biết, giá nhiều mặt hàng đã đắt lên. Các loại rau tăng từ 1.000 - 4.000 đồng một mớ hoặc kg. Theo đó, rau dền, rau ngót tăng từ 2.500 lên 4.000 đồng một mớ; rau muống lên 5.000 đồng, khoai tây có giá tăng 3.000 lên 15.000 đồng một kg. Rau cải ngọt cũng tăng 2.000 lên 13.000 đồng một cân, ngọn su su 14.000 đồng...
Ngoài rau, các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn cũng đã biến động nhẹ. Bà Lựa, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân cho biết, hàng nhập đầu vào bị tăng 5.000-7.000 đồng một kg. Do đó, khi bán ra bà cũng phải tăng giá lên 10.000 đồng. Theo khảo sát tại các chợ, hiện giá ba chỉ, nạc, mông, vai, chân giò… dao động khoảng 70.000 -85.000 đồng một kg, nạc thăn giá 85.000-90.000 đồng, xương sườn giá 90.000-95.000 đồng…
Bà Lựa cho biết, hiện là thời điểm nghỉ hè của sinh viên, lượng khách giảm đi nhiều, trong khi đó, giá lại phải bán tăng nên hàng càng ế ẩm. Mặt hàng thịt gia cầm cũng bắt đầu tăng khoảng 10.000-15.000 đồng một kg. Riêng thịt bò chưa có nhiều biến động.
Chị Thủy, tiểu thương bán thủy hải sản tại chợ Thành Công (quận Ba Đình) cho biết, từ sáng qua chị phải lấy hàng với giá cao hơn từ 10.000 - 20.000 đồng một kg nên buộc phải bán tăng. Tôm rảo mỗi cân khoảng 35 - 40 con tăng 20.000 lên 220.000 - 230.000 đồng. Tôm sú lên 350.000-360.000 đồng.
"Các loại cá cũng tăng khoảng 10.000 đồng một cân, riêng cá quả giữ giá ở 90.000 đồng do người mua e là hàng Trung Quốc nên bán chậm hơn", chị Thủy nói.
Có thể bạn quan tâm

Măng tây xanh được xem là loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, UBND tỉnh đã có định hướng sẽ thực hiện đề án phát triển và tiêu thụ cây măng tây xanh trên địa bàn TP. Bạc Liêu.

Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014. Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.

Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.