Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Có Dấu Hiệu Giảm

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, sở dĩ giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường không có nhiều biến động tăng giá như cùng kỳ năm ngoái là do giá nguyên liệu như cám, mì, bắp, khô dầu đậu nành... đều ở mức thấp khiến nhiều doanh nghiệp đã mua với số lượng lớn nguyên liệu dự trữ.
Ngoài yếu tố nguyên liệu nhập khẩu giảm giá thì nguyên liệu trong nước cũng phong phú hơn, giúp doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều lựa chọn và không quá phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập.
Với giá lúa đang ở mức thấp như hiện tại thì nhiều doanh nghiệp sẽ chọn lúa để sản xuất thức ăn cho gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ làm ăn giỏi, ông Hồ Văn Thăng (51 tuổi), ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị còn sáng chế ra máy đánh vảy cá, giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả trong chế biến thủy sản.

Ngày 5/7/2013, tại Cần Thơ, Chính phủ cùng Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thủy sản vùng ĐBSCL. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng rất được quan tâm.

Những năm gần đây, cá sủ đất đã được người dân một số địa phương trong nước nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cá sủ đất thường được nuôi theo hình thức nuôi lồng, bè tại các địa phương như Cẩm Phả, Vân Đồn.

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.