Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.
Tại đây, gần 50 nông dân và cán bộ kỹ thuật của xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A đã tham quan 45 ô trồng 15 giống lúa khảo nghiệm (3 lần lặp lại). Qua thực tế tham quan, bà con đã chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao có những đặc tính vượt trội là ngắn ngày, ít sâu bệnh, năng suất cao, hạt lúa đẹp, đẻ nhánh tốt. Các giống lúa được bình chọn là OM 5451 (100%), OM 3673 (88%), OM 8108 (84%), OM 4488 (28%), OM 6976 (24%).
Đây là lần thứ hai, BQL tổ chức hội thảo để trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Được biết, sắp tới, việc bình chọn, đánh giá chất lượng lúa sẽ được BQL thực hiện ở ba xã Lương Tâm, Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A. Từ kết quả bình chọn này, BQL làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất lúa tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ đất trồng bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường tăng cao; sản lượng lúa tăng nhưng không cải thiện được thu nhập của nông dân… đây là hệ quả của việc sản xuất lúa gạo mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu, còn lợi ích của người sản xuất chưa được đặt làm trọng tâm.

Trong chuyến công tác, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có dịp tham quan chợ đấu giá Osaka. Sau chuyến tham quan, ai nấy trong đoàn đều cảm thấy buồn, vì chợ đấu giá không có mặt cá ngừ đại dương của Việt Nam, trong khi cá ngừ đại dương của hầu hết các nước trong khu vực đều có.

Kết quả đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở (1 trường hợp kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng; 5 trường hợp kinh doanh sản phẩm phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố) và xử lý 2 trường hợp vi phạm nhãn hàng hóa và 1 trường hợp buôn bán thuốc BVTV không có trong doanh mục với số tiền hơn 100 triệu đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng NN-PTNT - Chi nhánh Cà Mau, tổng dư nợ ngân hàng đã đầu tư cho vay phục vụ phát triển NN-NT 15.069 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn tỉnh.

Đồng thời đây cũng sẽ là cơ sở rõ ràng cho việc hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như chất lượng thực phẩm, kiểm soát vệ sinh trong SX và chế biến thực phẩm cũng như thương mại song phương ngày càng phát triển.