Giá thu mua mía năm nay sẽ ở mức cao

Ông Trương Cảnh Tuyên (đứng), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi làm việc.
Nguyên nhân giá thu mua mía nguyên liệu năm nay sẽ đạt ở mức cao được nhà máy đường cho rằng, diện tích trồng mía trong niên vụ này ở nhiều tỉnh của khu vực ĐBSCL giảm đáng kể so với cùng kỳ. Nếu tính chung cả vùng thì giảm hơn 6.000ha, riêng tỉnh Hậu Giang giảm hơn 1.500ha.
Việc diện tích mía giảm sẽ không loại trừ khả năng xảy ra tình trạng tranh giành nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy đường đến khi vào vụ ép, từ đó, đẩy giá thu mua mía lên cao. Ngoài ra, giá đường tại thời điểm này đang ở mức thuận lợi (13.500 đồng/kg) và theo nhận định của các nhà máy đường, dự kiến thời điểm vào vụ ép (khoảng 20-9) là 13.000 đồng/kg; đây là mức giá có thể nâng giá thu mua mía nguyên liệu trong dân cao hơn những năm trước…
Mặc dù đã có những tín hiệu vui cho người trồng mía trước khi vào vụ thu hoạch, tuy nhiên, một vấn đề đang tồn tại hiện nay là các nhà máy đường vẫn chưa thống nhất ngày vào vụ ép. Cụ thể, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) và các nhà máy đường khu vực ĐBSCL thống nhất thời điểm vào vụ từ ngày 25-9; riêng Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát (Losuco) lại đề nghị vào ngày 30-8.
Phát biểu tại cuộc họp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các nhà máy đường khu vực ĐBSCL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên thống nhất với lịch vào vụ của ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 10-9, tuy nhiên, đây không phải là thời gian cố định mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế, kế hoạch sản xuất mà mỗi nhà máy quyết định ngày vào vụ ép có thể sớm hoặc trễ hơn.
Bên cạnh đó, trước khi vào vụ ép, ba nhà máy đường trên địa bàn tỉnh phải công bố hợp quy (tạp chất, chữ đường) đúng theo quy định; đồng thời, để bảo đảm tính khách quan, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ chủ trì phối hợp cùng một số sở, ngành có liên quan của tỉnh tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc đo chữ đường tại các nhà máy khi vào vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, giá cá tra tụt dốc thảm hại, doanh nghiệp thu mua cá thấp hơn giá thành sản xuất khiến nhiều hộ thua lỗ, treo ao, nợ ngân hàng bạc tỉ. Mặc dù, từ giữa năm 2014, giá cá tra bắt đầu phục hồi, tăng từ 21.000 - 24.000 đồng nhưng số lượng hộ và diện tích, ao nuôi cũng chưa được cải thiện.

Để khắc phục những tồn tại đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”giai đoạn 2014 - 2016 nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH Việt Nam (Công ty CP TH), thuộc Tập đoàn TH – THMilk, công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2013, xã vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển một số đất trồng mía sang trồng rau rồi thành lập tổ hợp tác (THT) Rau an toàn tại 3 thôn Ninh An, Phước Hưng Nam và Thạch Nham Tây, nhưng quy mô, hiệu quả nhất là vùng rau Ninh An.

Tình hình nắng hạn kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay đã gây ảnh hưởng đến năng suất nhiều loại cây trồng của người nông dân trong tỉnh. Mặc dù là loại cây chịu hạn tốt nhưng với người trồng mía trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), địa phương được xem là “thủ phủ” mía của cả tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.