Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá thu mua mía năm nay sẽ ở mức cao

Giá thu mua mía năm nay sẽ ở mức cao
Ngày đăng: 03/09/2015

Ông Trương Cảnh Tuyên (đứng), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Nguyên nhân giá thu mua mía nguyên liệu năm nay sẽ đạt ở mức cao được nhà máy đường cho rằng, diện tích trồng mía trong niên vụ này ở nhiều tỉnh của khu vực ĐBSCL giảm đáng kể so với cùng kỳ. Nếu tính chung cả vùng thì giảm hơn 6.000ha, riêng tỉnh Hậu Giang giảm hơn 1.500ha.

Việc diện tích mía giảm sẽ không loại trừ khả năng xảy ra tình trạng tranh giành nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy đường đến khi vào vụ ép, từ đó, đẩy giá thu mua mía lên cao. Ngoài ra, giá đường tại thời điểm này đang ở mức thuận lợi (13.500 đồng/kg) và theo nhận định của các nhà máy đường, dự kiến thời điểm vào vụ ép (khoảng 20-9) là 13.000 đồng/kg; đây là mức giá có thể nâng giá thu mua mía nguyên liệu trong dân cao hơn những năm trước…

Mặc dù đã có những tín hiệu vui cho người trồng mía trước khi vào vụ thu hoạch, tuy nhiên, một vấn đề đang tồn tại hiện nay là các nhà máy đường vẫn chưa thống nhất ngày vào vụ ép. Cụ thể, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) và các nhà máy đường khu vực ĐBSCL thống nhất thời điểm vào vụ từ ngày 25-9; riêng Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát (Losuco) lại đề nghị vào ngày 30-8.

Phát biểu tại cuộc họp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các nhà máy đường khu vực ĐBSCL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên thống nhất với lịch vào vụ của ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 10-9, tuy nhiên, đây không phải là thời gian cố định mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế, kế hoạch sản xuất mà mỗi nhà máy quyết định ngày vào vụ ép có thể sớm hoặc trễ hơn.

Bên cạnh đó, trước khi vào vụ ép, ba nhà máy đường trên địa bàn tỉnh phải công bố hợp quy (tạp chất, chữ đường) đúng theo quy định; đồng thời, để bảo đảm tính khách quan, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ chủ trì phối hợp cùng một số sở, ngành có liên quan của tỉnh tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc đo chữ đường tại các nhà máy khi vào vụ sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ hoa lan Mokara Làm giàu nhờ hoa lan Mokara

Với diện tích 2.500 mét vuông, vườn hoa lan Mokara của chị Phạm Thị Nhung ở xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cho gia đình chị thu nhập gần 50 triệu

28/10/2016
Tỷ phú người Ca Dong đầu tiên ở Sơn Long mua ô tô Tỷ phú người Ca Dong đầu tiên ở Sơn Long mua ô tô

Anh Công hiện có trong tay khoảng 20ha keo lai và một trang trại rộng 17ha, nuôi 40 con bò, 41 con dê. Trung bình, mỗi năm anh thu lãi ròng hàng trăm triệu đồng

28/10/2016
Biến nơi hoang vu thành trang trại cam ngọt Biến nơi hoang vu thành trang trại cam ngọt

Hơn 13 năm khai khẩn, cải tạo đất đồi hoang, giờ đây gia đình ông Bùi Quốc Tam, ở Hà Tĩnh đã có hơn 3ha trồng cam, mỗi năm thu về hơn nửa tỷ đồng

29/10/2016
Chàng kỹ sư quyết đưa khổ qua rừng sạch lên phố Chàng kỹ sư quyết đưa khổ qua rừng sạch lên phố

Gác lại nghề IT với thu nhập khá, anh Trương Hữu Thuận ở TP.Cần Thơ đang từng ngày đưa sản phẩm khổ qua rừng sạch đến tay người tiêu dùng

29/10/2016
Trở thành triệu phú nhờ trồng cam Sành Trở thành triệu phú nhờ trồng cam Sành

Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng cam sành, gia đình chị Hoàng Thị Duy ở thôn 8, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, trở thành triệu phú.

29/10/2016