Giá thịt gà trong nước dần ổn định

Giá gà công nghiệp tăng nhẹ
Những ngày vừa qua, trên cả nước ghi nhận sự tăng giá của mặt hàng gà công nghiệp với mức tăng trung bình khoảng 10% so với những tháng trước đây.
Theo đại diện Trại gà Việt Cường thuộc Công ty Cổ phần giống gia cầm Việt Cường (huyện Đông Anh, Hà Nội), từ cuối tháng 9 đến nay, giá gà công nghiệp dao động ở mức 28.000 – 29.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 4.000 đồng/kg so với khoảng 2 tháng trước đây.
Còn tại Đồng Nai, Bình Định…, nhiều chủ trang trại chăn nuôi phấn khởi: Nhiều tháng trước, giá gà công nghiệp chỉ ở mức 20.000 – 21.000 đồng/kg do sự cạnh tranh từ gà nhập khẩu Mỹ.
Cuối tháng 8, giá gà công nghiệp mới tăng lên mức 24.000 đồng/kg. Hiện, giá gà bán tại trại đang ở mức 29.000 – 29.500 đồng/kg.
Nguyên nhân chính dẫn đến khởi sắc của thị trường chăn nuôi gia cầm được các chủ trang trại lý giải do chuẩn bị bước vào mùa cuối năm, nhu cầu của người dân tăng cao… nên giá gà có nhiều chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, từ đầu tháng 8, lượng thịt gà nhập khẩu cũng được hạn chế đã tác động đến giá gà trong nước.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Phương - Giám đốc phụ trách chăn nuôi của Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam (Tập đoàn Leong Hup, Malaysia) - cho biết:
Chi phí sản xuất cho 1 kg gà thịt nguyên lông là 26.400 (1,2 USD) đồng/kg tương đương với chi phí của một số nước lân cận như Thái Lan, Indonesia…
Sau khi đã chế biến (hao hụt 18%), cộng với giá nhân công, điện nước, vận chuyển… thì tổng chi phí lên tới 32.200 đồng/kg.
Như vậy giá bán trên thị trường phải từ 34.000 – 35.000 đồng/kg thì mới có lãi. Do đó, dù giá có tăng như hiện nay người chăn nuôi vẫn đang phải chịu lỗ.
Tập trung chăn nuôi gia cầm thế mạnh
Trong khi gà công nghiệp vẫn loay hoay ở mức “lỗ” thì giá thả vườn vẫn giữ được ổn định từ đầu năm đến nay. Khảo sát trên thị trường, giá gà vườn dao động ở mức 65.000 – 75.000 đồng/kg (bán buôn) và 85.000 – 95.000 đồng/kg (bán lẻ).
Phần lớn chủ các trang trại đều nhận định: Nếu không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh thì từ nay đến hết năm, giá gà thả vườn sẽ không thay đổi nhiều.
Hiện nay, sản phẩm gà thả vườn vẫn đang chiếm 70% giá trị sản xuất, khoảng 30 – 35 tỷ đồng/năm (560.000 - 620.000 tấn/năm).
Dù gà thả vườn có đặc điểm nuôi lâu, cân nhẹ nhưng bù lại giá thức ăn chăn nuôi lại rẻ hơn, phù hợp với địa hình, kỹ thuật chăn nuôi trong nước và giá thành lại cao hơn hẳn so với gà công nghiệp.
Ngoài ra, gà thả vườn vẫn phù hợp với thị hiếu của đại đa số người Việt.
Tại Hội thảo Hiện trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2015 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện chăn nuôi - cho biết:
Trong hội nhập, việc phải cạnh tranh với gà nhập khẩu là không thể tránh khỏi.
Vì thế, Chính phủ cần có định hướng chính sách cụ thể cho ngành chăn nuôi trong nước theo hướng không chỉ tập trung xuất khẩu mà cần đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, trong đó gà thả vườn là thế mạnh của chăn nuôi trong nước.
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam:
Để nâng cao chất lượng và ổn định giá thành thịt gia cầm, cần phải làm thật tốt khâu liên kết giữa sản xuất - tiêu thụ, người chăn nuôi - doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tổng kết việc thí điểm để thực hiện trên diện rộng.

Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.

Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.

Nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị hư hại do bão số 11. Ngay sau bão, các chủ hồ tôm đang nỗ lực tìm cách khắc phục