Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Thực hiện công tác điều tra, xác định chi phí sản xuất nhằm tính giá thành sản xuất cho vụ lúa hè – thu 2013 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kết hợp Sở Tài chính tiến hành điều tra tại 135 hộ nông dân trồng lúa tại địa bàn 09 xã thuộc 03 huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú đại diện cho 03 vùng trồng lúa có các đặc tính như vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi; vùng sản xuất có điều kiện trung bình và vùng có điều kiện khó khăn để công bố giá thành sản xuất thực tế trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).
Đây là năm thứ 3 Bộ Tài chính căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của các tỉnh ở ĐBSCL, công bố giá thành kế hoạch để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân thu mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.