Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Thực hiện công tác điều tra, xác định chi phí sản xuất nhằm tính giá thành sản xuất cho vụ lúa hè – thu 2013 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kết hợp Sở Tài chính tiến hành điều tra tại 135 hộ nông dân trồng lúa tại địa bàn 09 xã thuộc 03 huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú đại diện cho 03 vùng trồng lúa có các đặc tính như vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi; vùng sản xuất có điều kiện trung bình và vùng có điều kiện khó khăn để công bố giá thành sản xuất thực tế trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).
Đây là năm thứ 3 Bộ Tài chính căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của các tỉnh ở ĐBSCL, công bố giá thành kế hoạch để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân thu mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Việc nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai ra đời là mắc xích quan trọng trong việc khép kín chuỗi nuôi trồng và chế biến cá tra, basa xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Đồng Tháp, mô hình nuôi tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tận dụng lợi thế thiên nhiên, tỉnh xác định sản xuất luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm trong mùa lũ là mô hình phát triển bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi đạt hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dẫu rằng, nhu cầu tiêu thụ bắp lai của thị trường trong nước rất lớn nhưng giá bắp nông dân bán tại ruộng thì lại rất “bèo” khi vào thu hoạch.

Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20m, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.