Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Thành Cá Tra Thương Phẩm Với Chi Phí Lãi Vay Ngân Hàng

Giá Thành Cá Tra Thương Phẩm Với Chi Phí Lãi Vay Ngân Hàng
Ngày đăng: 14/12/2013

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long tại hội thảo “Cải thiện nuôi cá tra bền vững với cách tiếp cận quản lý vùng” do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Hợp tác thủy sản bền vững (SFP) tổ chức tại Vĩnh Long vừa qua, giá thành để nuôi 1kg cá tra thương phẩm năm 2007 là 13.000đ đã tăng lên 23.123đ vào năm 2012 (gấp 1,7 lần).

Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).

Lý giải cho chi phí lãi vay ngân hàng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long cho biết: Từ năm 2010 đến nay, do tác động từ khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên lãi suất cho vay của các ngân hàng từ mức 10-12%/năm (2008) tăng lên mức 16- 18%/năm (2011).

Trong năm 2012 và 2013, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên trong đó có nuôi trồng và chế biến cá tra.

Theo đó lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm từng bước xuống còn tối đa 12%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên vào cuối năm 2012 và hiện còn ở mức 9%/năm. Bên cạnh đó, các khoản cho vay cũ có mức lãi suất cao cũng được xem xét điều chỉnh giảm về mức tối đa 15%/năm.

Tuy nhiên, do chi phí nuôi cá tra thương phẩm tăng cao từ 12.500đ lên 21.243 đ/kg cá (chưa tính chi phí lãi vay) nhưng vốn tự có của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi cá là rất thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng (khoảng 80% chi phí) nên để sản xuất 1kg cá tra thương phẩm trước đây khách hàng chỉ cần vay khoảng 10.000đ thì trong 3 năm trở lại đây phải vay 16.000- 17.000đ và đây là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao.


Có thể bạn quan tâm

Lão nông kiếm chục tỷ mỗi năm nhờ lốp cao su hỏng Lão nông kiếm chục tỷ mỗi năm nhờ lốp cao su hỏng

Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.

05/09/2015
Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi cá sấu Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi cá sấu

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vậy mà giờ đây, gia đình ông Phạm Văn Thương (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã vươn lên khá giả. Nguồn lợi mỗi năm ông Thương thu hơn 1 tỷ đồng.

05/09/2015
Các huyện trọng điểm nuôi tôm tăng cường quản lý con giống, dịch bệnh, xây dựng chiến lược bền vững nghề nuôi Các huyện trọng điểm nuôi tôm tăng cường quản lý con giống, dịch bệnh, xây dựng chiến lược bền vững nghề nuôi

Ngày 31/8/2015, tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kim Ngọc Thái chủ trì hội nghị giao ban với các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải để nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện, thị đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm và kế hoạch nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm 2015.

05/09/2015
Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

05/09/2015
Nuôi tôm hùm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro Nuôi tôm hùm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.

05/09/2015