Giá Thành Cá Tra Thương Phẩm Với Chi Phí Lãi Vay Ngân Hàng

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long tại hội thảo “Cải thiện nuôi cá tra bền vững với cách tiếp cận quản lý vùng” do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Hợp tác thủy sản bền vững (SFP) tổ chức tại Vĩnh Long vừa qua, giá thành để nuôi 1kg cá tra thương phẩm năm 2007 là 13.000đ đã tăng lên 23.123đ vào năm 2012 (gấp 1,7 lần).
Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).
Lý giải cho chi phí lãi vay ngân hàng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long cho biết: Từ năm 2010 đến nay, do tác động từ khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên lãi suất cho vay của các ngân hàng từ mức 10-12%/năm (2008) tăng lên mức 16- 18%/năm (2011).
Trong năm 2012 và 2013, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên trong đó có nuôi trồng và chế biến cá tra.
Theo đó lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm từng bước xuống còn tối đa 12%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên vào cuối năm 2012 và hiện còn ở mức 9%/năm. Bên cạnh đó, các khoản cho vay cũ có mức lãi suất cao cũng được xem xét điều chỉnh giảm về mức tối đa 15%/năm.
Tuy nhiên, do chi phí nuôi cá tra thương phẩm tăng cao từ 12.500đ lên 21.243 đ/kg cá (chưa tính chi phí lãi vay) nhưng vốn tự có của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi cá là rất thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng (khoảng 80% chi phí) nên để sản xuất 1kg cá tra thương phẩm trước đây khách hàng chỉ cần vay khoảng 10.000đ thì trong 3 năm trở lại đây phải vay 16.000- 17.000đ và đây là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.

Thời gian gần đây tại một số huyện của tỉnh Kon Tum, thương lái người Trung Quốc lại tìm đến thu mua hạt ươi.

Đây là nhận định của ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT) tại Hội nghị phát triển sắn bền vững vừa được diễn ra chiều 18/5 tại Hà Nội.

Với trang trại rộng 11ha, ông Lê Văn Cường chỉ trồng các loại rau, quả theo đơn đặt hàng và xuất sang Nhật Bản mỗi năm từ 600 đến 800 tấn ớt ngọt cấp đông.

Lượng phân bón NK giúp cung cấp cho bà con trọn bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ chất lượng cao, đáp ứng đồng bộ nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ phát triển của các loại cây trồng.