Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa
Khảo sát của người viết tại một số chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thượng Đình, chợ Cầu Giấy, Phùng Khoang, chợ Hôm, Chợ Dịch Vọng… giá các loại rau, củ đã tăng phổ biến 20 -30% so với 1-2 tuần trước.
Cụ thể, tại chợ Dịch Vọng, rau dền, mồng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; cải xanh tăng từ 4.000 đồng lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải tăng 3.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo tăng 5.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, mướp đắng tăng 2.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Giá ra cải ngồng tăng khá mạnh, từ 13.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, nhiều sạp tại chợ còn bán 22.000 đồng/kg. Cà chua tăng giá từ 13.000 đồng lên 18.000 đồng/kg.
Tuy nhiên giá một số loại rau vẫn ổn định do nguồn cung dồi dào như rau muống 5.000-6.000 đồng/mớ tùy loại.
Lý giải về nguyên nhân giá rau xanh tăng mạnh, chị Định, chủ một sạp rau tại chợ Cầu giấy cho biết, mưa lớn thời gian qua khiến rau không phát triển được và rau tại chợ tăng giá mạnh là chuyện thường.
Chị cho biết thông thường lần nào có mưa to giá rau cũng tăng mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu, tại xã Tây Tựu –Từ Liêm chuyên trồng sản xuất rau xanh bán buôn cho các chợ đầu mối trong khi đó cho biết, nhà bà trồng 5 sào rau xanh đủ các loại, mấy ngày gần đây mưa to kéo dài làm cho rau trong vườn phát triển chậm và dập nát hết các luống rau mới gieo trồng.
"Bình thường ngày nào nhà tôi cũng làm đủ các loại rau ra chợ bán lẻ và bán buôn nhưng mấy hôm nay giá rau đắt mà không có để bán", bà Thu nói.
Bà cho biết thêm, nếu thời tiết mưa kéo dài, những ruộng rau mới trồng sẽ phát triển chậm hoặc bị chết, dẫn đến khan hiếm rau xanh và các loại rau có thể tăng giá lên nữa trong thời gian tới.
Các tiểu thương cũng chung nhận định rằng trong khoảng 1 tuần tới giá rau vẫn chưa thể giảm bởi nguồn cung chưa ổn định trong thời tiết này.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.

Hiện nay các địa phương trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện về giống, đất đai để xuống giống vụ đông xuân 2014 – 2015. Năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, lượng mưa các tháng tới có khả năng thiếu hụt. Để đảm bảo thắng lợi sản xuất vụ đông xuân sắp tới, một trong những giải pháp cần tập trung là tăng cường công tác phòng, chống hạn…

Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa và tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Xuất thân là một nông dân chưa từng qua trường lớp nào về kỹ thuật, ông Nguyễn Phú Thạnh (SN 1969) ngụ ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung sáng chế thành công hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” phục vụ rất hiệu quả trong nông nghiệp.