Giá Rau Màu Tăng Mạnh Vào Mùa Nước Nổi

Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.
Chị Hồ Thị Ngọc Anh, chuyên trồng hành lá ở xã Long Thuận cho biết: “Do ảnh hưởng từ thời tiết nên một số bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn và nấm phát triển mạnh, làm năng suất giảm trung bình từ 20 - 30% so với những vụ trước.
Phần lớn ruộng hành ở đây đều bị nhiễm bệnh, do đó tổng năng suất của vùng rau giảm đáng kể. Do thiếu hàng nên hành lá liên tục tăng giá trong thời gian qua”.
Ông Lê Văn Hiến, Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận cho biết thêm: “Do nước lũ đang đổ về mạnh, một số diện tích trồng rau màu không có đê bao bị ngập sâu nên nguồn cung không đủ cầu. Không riêng hành lá tăng giá mạnh, mà cả củ cải trắng của Long Thuận giá cũng liên tục giữ mức cao trong thời gian qua”.
Một số thương lái cho biết, do ảnh hưởng của lũ nên nhiều loại rau củ đều đồng loạt tăng giá, trung bình từ 15 - 20% so với ngày thường. Ớt chỉ thiên giá từ 20 - 25 ngàn/kg, cà chua tăng từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, khoai môn vẫn trụ ở mức giá từ 9 -10 ngàn đồng/kg.
Trong khi giá nhiều loại rau màu của địa phương tăng mạnh vào mùa nước nổi thì một số loại rau củ có suất xứ từ Trung Quốc lại rớt giá thảm.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lạnh, một tiểu thương ở chợ Định Hòa, xã Định Hòa, Lai Vung cho biết: “Trước đây 2 tháng củ cải đỏ của Trung Quốc có giá 10 ngàn đồng/kg nhưng hiện tại chỉ còn 6 ngàn đồng/kg nhưng rất ít người mua.
Cùng chung số phận với củ cải đỏ, gừng, một số loại nấm tươi bán tại chợ có xuất xứ từ Trung Quốc cũng bị khách hàng tẩy chay vì lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Giá khoai lang tím Nhật cũng rớt thảm khiến nhiều nông dân trồng khoai ở huyện Lai Vung và Châu Thành phải lao đao. Nhìn đống khoai mới thu hoạch, ông Võ Hiệp Lợi ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung bùi ngùi: “10 công khoai, tôi và 2 đứa con bỏ công chăm sóc ròng rã suốt 5 tháng, lãi được 5 triệu đồng thì coi như lỗ nặng”.
Nhiều hộ trồng khoai lang xuất khẩu ở huyện Lai Vung cho biết, vụ này có nhiều hộ bị lỗ nặng do sâu bệnh làm giảm năng suất, chi phí vật tư tăng cao nhưng giá khoai thì giảm sâu. Vài tháng trước, giá khoai khoảng 800 ngàn/tạ, nhưng giờ chỉ còn 320.000 - 340.000 đồng/tạ. Thêm vào đó, một loại sâu là “con tàn mạt” cũng đang tấn công nhiều ruộng khoai nhưng chưa có thuốc trị.
Có thể bạn quan tâm

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.