Giá Rau Màu Tăng Mạnh

Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ.
Cụ thể, hành lá 18.000 đồng/kg, diếp cá 15.000-17.000 đồng/kg, đậu cô ve 17.000-18.000 đồng/kg, rau má 6.000 – 7.000 đồng/kg. Nhìn chung, các loại rau màu đều tăng giá gấp hai, ba lần so với bình thường. Được biết, các loại rau ăn lá đạt năng suất từ 30 – 40 tấn/ha; đậu cô ve, khổ qua, bầu mướp 15 – 20 tấn/ha. Với giá trên, sau khi trừ đi chi phí, mỗi ha đất trồng màu có thể cho nông dân thu lãi ròng 100 – 150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với cây lúa năng suất cao.
Màu ngắn ngày, vòng quay đất nhanh và đang được tỉnh khuyến khích đưa xuống trồng luân vụ trên chân ruộng theo mô hình lúa + màu nhằm giúp tăng hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Nhờ giá nông sản tăng cao, nông dân trong mùa lũ có thêm thu nhập, đời sống nhiều nông hộ nhìn chung ổn định
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu hoạch cuối năm 2013, tôm thẻ chân trắng trúng mùa, trúng giá khiến nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi. Nhưng chưa kịp mừng, người nuôi lại phải đối mặt với vụ thu hoạch thua lỗ vì giá tôm hiện đang rớt giá không phanh.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, tỉnh Đồng Nai đã giao cho Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải tập trung cho vay vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.

Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.