Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng

Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng
Ngày đăng: 05/08/2015

Điệp khúc "được mùa rớt giá" luôn là nỗi lo của bà con nông dân, bà Lê Thị Bộ, ấp Thạnh Hòa, xã Bình Nghị cho biết: "Bây giờ, cải nằm như vậy chưa biết giá bao nhiêu nữa, cải ngọt có 500 đồng/kg còn ngò 4.000 đồng/kg mà tiền công nhổ thì tới 10.000 đồng/giờ, nếu tính ra thì lỗ nên thôi đổ bỏ luôn..."

Thời điểm này, giá các loại rau màu trên thị trường tăng trở lại, từ 1.500 - 2.000 đồng/kg. Đây là tín hiệu vui cho bà con nông dân. Tại "Tổ hợp tác rau an toàn Thạnh Hòa" được cấp giấy chứng nhận VietGAP vào cuối năm 2014, giá cả khả quan hơn so với những người dân ngoài tổ hợp tác. Tổng diện tích trồng rau ăn quả, rau ăn lá và rau ăn củ trong tổ hợp tác là 9,91 hecta, sản lượng 1.189 tấn/năm.

Ông Võ Công Thành, Tổ trưởng Tổ hợp tác Rau an toàn Thạnh Hòa cho biết: "Tổ hợp tác hiện có 55 tổ viên với diện tích gần 10 hecta, chủ yếu là trồng rau cải, đậu que, khổ qua và một số loại khác. Ước tính với giá bán bao tiêu sản phẩm là 3.500 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu về lợi nhuận gần 4 triệu đồng/công. Khi tham gia vào tổ hợp tác có nhiều lợi ích hơn cho người trồng cũng như người tiêu dùng, bởi do trồng đúng theo tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giá cả được bao tiêu ổn định, người tiêu dùng an tâm không lo rau bẩn, rau không an toàn".

Ông Võ Công Thành nói: "Nông dân từ ngày vào tổ hợp tác rau tới giờ, có những doanh nghiệp đầu tư, giá cả ổn định trong năm hơn so với các hộ trồng rau ngoài tổ. Hiện tại tôi đang trồng 2 loại rau giá ổn định từ 3.000 - 3.500 đồng/kg rất có lợi cho người dân , còn hiện giá bán ở ngoài có 1.000 - 1.500 đồng/kg".

Ông Lê Thanh Tùng, cán bộ khuyến nông xã Bình Nghị cho biết: "Đây là xã nông nghiệp, nông dân chủ yếu trồng rau màu là chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xoay vòng nhanh hơn so với các loại cây trồng khác. Giá rau hiện tại rẻ một phần do thời tiết thuận lợi, lượng rau màu bà con cung ứng ra thị trường vượt quá nhu cầu. Ngoài ra, do nông dân không liên kết mô hình trồng rau theo hướng an toàn và một phần bà con chạy theo lợi nhuận thực tế trước mắt với giá bán lẻ ngoài thị trường đôi lúc có cao hơn, nhưng giá rau trong tổ hợp tác lại an toàn hơn và tránh được những rủi ro cao như rau sụt giá, thậm chí không có người mua phải đổ bỏ như hiện nay".

Làm sao để nông dân tránh được tình trạng được mùa rớt giá, hay thiếu thông tin thị trường, trồng theo phong trào dẫn đến tình trạng thiếu, thừa nông sản, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất? Đây là câu hỏi luôn trăn trở của các ngành chức năng và bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

17/06/2013
Quá Tải Lò Sấy Lúa Quá Tải Lò Sấy Lúa

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

17/06/2013
Hai Mô Hình Làm Giàu Ở Kiên Giang Hai Mô Hình Làm Giàu Ở Kiên Giang

Năng động và nhạy bén, bước đầu họ đã thu được những thành công trên con đường làm giàu chính đáng. Thành công của họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn mở ra các hướng làm ăn, tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn Kiên Giang.

17/06/2013
Mô Hình Nuôi Ốc Hương Thu Lãi Cao Mô Hình Nuôi Ốc Hương Thu Lãi Cao

Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.

17/06/2013
Cá Chết Do Mật Độ Nuôi Quá Dày Cá Chết Do Mật Độ Nuôi Quá Dày

Ngày 15-6, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá dìa, kình nuôi xen ghép trên phá Tam Giang bị chết là do năm 2012 thời tiết không xảy ra mưa lũ nên các ao, hồ trước khi thả nuôi con giống không được rửa sạch; nắng nóng kèm theo mưa giông những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây hại sinh sôi. Ngoài ra, các hộ nuôi thả cá với mật độ quá dày 15-20 con/m², trong khi quy định cá dìa, kình thả 2 con/m² khiến cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh.

18/06/2013