Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Ớt Sớm Nắng Chiều Mưa

Giá Ớt Sớm Nắng Chiều Mưa
Ngày đăng: 25/04/2014

Hiện nay, ớt chỉ thiên đã giảm chỉ còn 8.000đ/kg; ớt sừng càng thảm hại hơn, chỉ còn từ 1.500 đến 2.000đ/kg.

Giá ớt liên tục giảm, ngày càng sâu. Người trồng ớt không thể ngờ có lúc ớt chỉ còn 1.500 - 2.000đ/kg như bây giờ. Ớt Bình Định đang bị bỏ mặc chín đỏ ngoài đồng không có người thu hái...

Huyện Hoài Ân (Bình Định) là vùng đất trung du; khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp với các loại cây màu ngắn ngày như đậu phộng, đậu đen, đặc biệt là cây ớt. Nhất là trong thời gian vừa qua, để đối phó với tình trạng khô hạn, nhiều hộ nông dân chuyển mạnh sang trồng các loại cây trồng cạn, trong đó nhiều diện tích chuyển sang trồng ớt.

Vụ ớt ĐX năm nay, ngoài số ít người trồng ớt có thu trong thời điểm cao giá, còn lại hầu hết diện tích ớt ở Hoài Ân thu hoạch rộ vào thời điểm giá hạ đến “sát đáy” khiến họ đắng lòng. Xã Ân Tường Đông là vùng có diện tích trồng ớt nhiều nhất huyện Hoài Ân với gần 16 ha. Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, cộng thêm việc lựa chọn các loại giống cao sản nên năng suất, sản lượng ớt vụ ĐX tăng cao.

Trung bình 1 ha ớt nếu đầu tư thâm canh có thể cho thu hoạch từ 20-22 tấn ớt tươi. Nếu giá ớt cao như đầu vụ thì người trồng ớt có thể đạt doanh thu cả trăm triệu đồng/ha/vụ. Cách đây khoảng 20 ngày, khi giá ớt còn ở mức cao, cộng với năng suất cao, người trồng ớt tính toán sẽ có lãi khoảng 150 đến 200 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, niềm vui trúng mùa chưa kéo dài bao lâu thì trong thời gian vừa qua, ớt đột nhiên rớt giá, thấp chưa từng thấy. Giá ớt lúc đầu mùa thương lái thu mua tại ruộng từ 12.000 -15.000đ/kg, trước đó, có thời điểm lên đến 45.000đ/kg. Hiện nay, ớt chỉ thiên đã giảm chỉ còn 8.000đ/kg; ớt sừng càng thảm hại hơn, chỉ còn từ 1.500 đến 2.000đ/kg.

Theo nông dân xã Ân Trường Đông, ớt là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh, vì vậy bà con phải chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV rất nhiều. Với giá ớt như hiện nay, việc thu hồi vốn đã khó nói chi đến chuyện lời lãi. Chị Nguyễn Thị Năm ở thôn Diêu Tường, than thở: “Với giá ớt 1.500đ/kg, bà con trồng ớt tụi tui lỗ nặng. Bán ớt hết mùa chưa chắc đủ tiền chi phí. Riêng việc bón phân phải thực hiện nhiều đợt, trung bình một đợt bón tốn 1,5 đến 2 triệu đồng/ha”.

Hiện gia đình chị Năm có khoảng 1 ha ớt, tổng chi phí tính đến nay là 24 triệu đồng. Trong thời gian thu hoạch chị còn phải mất thêm chi phí thuê công hái ớt. Chị Năm tính: “Trả mỗi công hái ớt là 100.000đ/người/ngày, trung bình mỗi ngày 1 người hái khoảng 80kg ớt, bán chừng ấy ớt chỉ đủ trả tiền công. Nếu tiếc của, không bỏ ớt chín rục ngoài ruộng tui phải mất đứt thêm khoản tiền từ 3 đến 5 triệu đồng cho công hái lứa ớt này”.

Theo người trồng ớt, so với các vụ ớt trước đó thì vụ ớt năm nay sản lượng đạt cao hơn nhiều. Đầu mùa, họ cứ ngỡ mình sẽ có một mùa vụ bội thu do giá ớt tăng cao, ai ngờ đâu ra nông nỗi này. Nhiều hộ thấy ớt được giá lúc đầu vụ, ra sức chạy nước để ớt nhanh chín. Ớt chín ép kiểu này nhìn trái không được sáng màu, nay lại bị rớt giá nên thương lái mặc sức ép giá xuống “sát đáy”.

Đầu ra của ớt hầu hết lệ thuộc phía Trung Quốc, thị trường trong nước chỉ những cơ sở chế biến tương ớt thu mua số lượng ít, nhưng chỉ mua loại ớt chỉ thiên. Do đó, khi Trung Quốc dừng mua là lập tức ớt lâm cảnh ế ẩm. Một số hộ dân ở Hoài Ân cho rằng, mình bị thương lái ép giá quá đáng nên sau khi thu hoạch đã trực tiếp vận chuyển xuống Phù Mỹ bán, nhưng giá ớt ở đây vẫn không cao hơn, lại mất thêm chi phí xe cộ.

Những năm gần đây, diện tích trồng ớt ở Bình Định ngày càng tăng cao do nhiều địa phương không đủ nước tưới, chuyển mạnh sang trồng các loại cây rau màu, trong đó có ớt nên vụ ĐX năm nay diện tích ớt tăng lên khoảng 800 ha.

Những vụ ớt trúng giá, không cần ngành chức năng khuyến khích, các thương lái còn động viên nông dân trồng nhiều và hứa sẽ thu mua tận ruộng. Nhưng khi thị trường Trung Quốc không còn "ăn" thì chẳng thấy bóng dáng tư thương nào đi thu mua ớt. Nhiều hộ nông dân nản quá, bỏ mặc ớt chín rục ngoài ruộng để khỏi mất thêm chi phí trả tiền công hái ớt!


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Cây Vụ Đông Nguyên Liệu Phục Vụ Chế Biến Xuất Khẩu Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Cây Vụ Đông Nguyên Liệu Phục Vụ Chế Biến Xuất Khẩu

Những năm qua, sản phẩm cây vụ đông nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh Nam Định như: Cà chua các loại, dưa chuột (trung tử, bao tử), ngô ngọt, ngô bao tử, cải dầu… đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức thu mua với giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần sản xuất đại trà, góp phần hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

08/11/2013
Sáng Chế Thành Công Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi Sáng Chế Thành Công Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

08/11/2013
Thương Lái Mua Tiêu Với Giá Cao Thương Lái Mua Tiêu Với Giá Cao

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

08/11/2013
Hỗ Trợ Giống Tu Hài Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh Vẫn Chưa Tháo Gỡ Được Những Khúc Mắc Hỗ Trợ Giống Tu Hài Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh Vẫn Chưa Tháo Gỡ Được Những Khúc Mắc

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

10/11/2013
Tăng Cường Quảng Lý Chất Lượng Thức Ăn Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quảng Lý Chất Lượng Thức Ăn Nuôi Trồng Thủy Sản

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

10/11/2013