Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú ở Ia Chía

Tỷ phú ở Ia Chía
Ngày đăng: 10/06/2015

Lớn lên trên mảnh đất nghèo Ia Chía, tốt nghiệp THPT, Ksor Jú được gia đình tạo điều kiện cho đi học ngành bưu chính viễn thông tại một trường trung cấp ở Đà Nẵng. Sau đó, ông được điều chuyển về công tác tại Bưu điện huyện Ia Grai. Năm 2010, Ksor Jú được Nhà nước cho nghỉ theo chế độ hưu trí, được quyền nghỉ ngơi, hưởng thụ thành quả của một đời lao động vất vả nhưng ông vẫn quyết tâm cùng gia đình xây dựng mô hình kinh tế vườn tại địa phương.

Ông Ksor Jú tâm sự: “Dù đã nghỉ hưu nhưng mình vẫn còn sức khỏe, mình có đất, có ruộng, không thể để đất hoang phí được”. Vì thế, với số tiền tích góp được sau hơn 20 năm công tác, ông mạnh dạn đầu tư trồng cà phê và cao su. Bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế vườn, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Do thiếu kinh nghiệm, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, số vốn đầu tư ít nên cây thường xuyên bị sâu bệnh, cho năng suất thấp.

Không chịu lùi bước, ông trăn trở, tìm tòi qua sách báo để học cách chiết, ghép các loại cây. Nghe người ta giới thiệu ở đâu có cách làm hay và hiệu quả kinh tế cao, ông đều tìm đến tham quan, học hỏi. Đất không phụ công người, sau vài năm cần cù, chịu khó, qua mỗi vụ, ông tích lũy thêm kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả hơn, diện tích đất sản xuất được mở rộng. Đến nay, mô hình kinh tế của Ksor Jú đã cho nguồn thu ổn định, với 5 ha cao su, 4,5 ha cà phê, 4 ha điều, 300 trụ tiêu và 35 con trâu, bò, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Đây là mức thu nhập rất cao so với mức thu nhập chung ở địa phương.

Bên cạnh phát triển kinh tế, với cương vị là một Chi hội trưởng Người cao tuổi xã Ia Chía, ông thường xuyên đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con trong xã đoàn kết, không được nghe lời xúi giục của kẻ xấu, không mê tín dị đoan, tích cực xây dựng gia đình văn hóa; vận động bà con làm nhà rông, hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông nội đồng xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, ông cũng thường xuyên giúp đỡ bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, hỗ trợ vốn cho 4 hộ gia đình với số tiền 5-10 triệu đồng/hộ. Chị Rơ Châm Hia (làng Kom Yố) cho biết: “Nhà mình nghèo, ông Jú thương tình cho mình mượn tiền không lấy lãi. Giờ đây, hơn 300 cây cà phê nhà mình đã cho thu hoạch ổn định, mình không còn đi làm thuê, không phải lo cái ăn từng bữa nữa. Cảm ơn ông Jú nhiều lắm”.

Siêng năng, làm kinh tế giỏi và sống tình nghĩa, ông Ksor Jú là tấm gương tuổi cao-gương sáng được người dân xung quanh mến phục. Với những kết quả đã đạt được, năm 2013, ông vinh dự được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất điều, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Kỷ niệm chương vì chủ quyền an ninh biên giới năm 2014; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong khu dân cư năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

“treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ “treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Giá heo hơi cân tại chuồng khu vực Đồng Nai, Bình Dương hiện đang là 45.000 đồng/kg. Tuy giá tăng nhưng người chăn nuôi không dám tái đàn vì khó biết trước được giá cả thị trường.

31/10/2013
Thử Nghiệm Nuôi Cá Chình Hoa Trong Lồng Bằng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau Thử Nghiệm Nuôi Cá Chình Hoa Trong Lồng Bằng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau

Đây là đề tài của nhóm tác giả Nguyễn Phi Nam, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Huy, Trần Quốc Thịnh thuộc Đại học Huế. Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá.

31/10/2013
Giá Mủ Cao Su Giảm 4.500 Đồng/kg So Vụ Trước Giá Mủ Cao Su Giảm 4.500 Đồng/kg So Vụ Trước

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 15.500 đồng/kg mủ đông, giảm 4.500 đồng/kg so với vụ 2012 và chỉ bằng 1/2 giá của năm 2010.

31/10/2013
Trồng Dưa Lưới “Một Vốn, Ba Lời” Trồng Dưa Lưới “Một Vốn, Ba Lời”

Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…

01/11/2013
Đời Theo Những Cánh Ong Đời Theo Những Cánh Ong

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

01/11/2013