Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia nhập TPP Chăn nuôi đứng trước sóng lớn

Gia nhập TPP Chăn nuôi đứng trước sóng lớn
Ngày đăng: 15/09/2015

Người dùng hưởng lợi, nhà sản xuất thua thiệt

Theo kết quả nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố sáng 9/9 tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam với chủ đề "Đánh giá tác động của TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam”, tác động lên ngành chăn nuôi chủ yếu đến từ việc gia nhập TPP, còn từ AEC là không đáng kể.

Theo đó, sản xuất trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước tham gia TPP, đặc biệt là đối với ngành chế biến thịt. Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.

Theo đó, nhập khẩu tăng mạnh ở thịt gia cầm, lợn và các sản phẩm sữa. Việt Nam tăng nhập khẩu nhiều thịt gia cầm và lợn từ Mỹ, giảm nhập khẩu thịt trâu, bò, đại gia súc từ Ấn Độ. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhập khẩu một số thịt gia cầm từ Canada.

Theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong bối cảnh chăn nuôi Việt Nam không thể nhanh chóng tổ chức quy mô sản xuất lớn như nhiều nước tham gia TPP thì chúng ta phải chấp nhận tổ chức các nông hộ nhỏ thành quy mô sản xuất lớn mới hy vọng giữ vững được thị trường trong nước.

“Chúng ta đang thua ngay trên sân nhà. Hiện chưa gia nhập TPP mà ở TPHCM mặt hàng gà công nghiệp đã thua rồi. Lợn mán, gà đồi được bao nhiêu mà tính đến xuất khẩu?”, TS.Lưu Bích Hồ nói.

Rào cản lớn nhất là chính sách

Theo TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Rào cản lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập nói chung và TPP nói riêng là vấn đề chính sách.

Ví dụ, hiện nay gà nếu cắt rời bộ phận rồi nhập khẩu về thì thuế 20% nhưng gà để nguyên con nhập khẩu thuế lại là 40%. Các doanh nghiệp đang lách luật bằng cách chỉ cắt đầu gà để bên cạnh cả mình gà rồi nhập khẩu về để hưởng thuế suất 20%. Chỉ cần chính sách điều chỉnh siết chặt hơn thì doanh nghiệp sẽ không thể lách như vậy, gây ảnh hưởng tới chăn nuôi trong nước.

“Một trong những vấn đề khiến sản phẩm chăn nuôi kém sức cạnh tranh còn là hạn chế trong kiểm soát an toàn thực phẩm. Trong vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện để kiểm soát, đảm bảo hơn nữa an toàn thực phẩm, gây dựng lòng tin cho người tiêu dùng”, TS. Khanh nói.

Một vấn đề khác từ chính sách mà đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam đưa ra là cơ chế tín dụng phải thay đổi. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng còn khá khó khăn và mức lãi suất tương đối cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, chính sách tín dụng nên thay đổi theo hướng xem xét cho ngành chăn nuôi vay với lãi suất thấp hơn, đồng thời phù hợp với chu trình và tính thời vụ trong chăn nuôi.

Còn ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VERP lại cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề thông tin. Bản thân các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, nông dân không biết mà ngay cả doanh nghiệp cũng rất "mù mờ" về hội nhập và những tác động sắp tới của TPP.

Lấy ví dụ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thành cho biết, hiện nay doanh nghiệp vừa sử dụng sữa nguyên liệu nhập khẩu, vừa sử dụng nguồn sữa tươi của nông dân. Tuy nhiên, trong trường hợp này họ sẽ hy sinh người nông dân để nhập khẩu sữa với giá thấp.

Trong khi đó, người nông dân vẫn phải làm ra sữa, vẫn tiếp tục vắt sữa vì đây là quá trình tự nhiên, không thể dừng lại được. Điều này dẫn đến việc nguyên liệu sữa hạ giá rất thấp, bản thân người nông dân cũng không hiểu vì sao lại có khó khăn này.

Một số chuyên gia cho rằng chính sách đào tạo trong ngành chăn nuôi cũng là một trong những lỗ hổng lớn. Hiện không có trường nào đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi, kỹ sư hay bác sĩ thú y dù có tốt nghiệp ra trường cũng chỉ nắm vững lý thuyết mà thiếu thực tế. Trong khi đó, về các mặt này thì các nước tham gia TPP đang làm rất tốt.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tranh Thủ Thu Hoạch Lúa Mùa Nông Dân Tranh Thủ Thu Hoạch Lúa Mùa

Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.

25/09/2014
Xây Dựng 2 Vùng Lúa Lai Tập Trung Xây Dựng 2 Vùng Lúa Lai Tập Trung

Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...

25/09/2014
Trồng Phật Thủ Làm Giàu Trồng Phật Thủ Làm Giàu

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.

25/09/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Thể Lãi 700 Triệu Đồng/ha Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Thể Lãi 700 Triệu Đồng/ha

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

25/09/2014
Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

25/09/2014