Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn

Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn
Ngày đăng: 24/07/2015

Anh Nguyễn Văn Xuân, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vừa thu hoạch sớm 9 công ngô (9.000m2) vụ hè thu (trồng tháng 3) nói: “Tôi trồng sớm là nhờ nước tưới, năng suất đạt trên 7 tấn tươi/ha (100 kg ngô tươi = 75 kg khô-PV) bán tại ruộng giá 3.600đ/kg, tổng cộng được 25 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (giống, phân bón, công lao động) hết 16-18 triệu đồng/ha, còn lời 7 triệu đồng/ha. Trong khi mấy năm trước giá rất ngon, lên tới 3.900-4.100đ/kg bắp tươi”

Anh Trịnh Quốc Chung, cán bộ nông nghiệp xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc cho biết, ở địa phương đang thu hoạch ngô lai rai sản lượng không nhiều mà giá đã thấp, so thời điểm này năm ngoái giá ngô tươi giảm khoảng 200-300đ/kg, nên tới đây bước vào thu hoạch rộ không biết nó sẽ ra sao? Nếu giá xuống 3.000-3.200đ/ngô tươi thì nông dân chỉ có huề vốn.

Không chỉ nông dân than ít lời mà nhiều đại lý vật tư nông nghiệp thu mua gom trữ ngô khô của nông dân từ vụ trước (ĐX 2014-2015) cũng than phiền là bỏ tiền tỷ “đầu cơ” nhưng không có lãi.

Chị Minh, chủ một đại lý cấp 1 ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc cho biết, ngoài việc kinh doanh phân bón, thuốc sâu thì hầu như năm nào chị cũng trữ ngô khô để bán cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong tỉnh. Năm nay, vụ bắp ĐX 2014-2015 chị mua trữ khoảng 100 tấn ngô khô với giá mua bình quân 5.300đ/kg. Thế nhưng, hiện ngô khô bán cho nhà máy TĂCN giá cũng từng ấy.

“Tôi đang cần tiền nhập mặt hàng phân, buộc phải bán bớt 50 tấn giá 5.290đ/kg cho một nhà máy trong tỉnh, họ nói bắp Mỹ NK có trên 5.000đ/kg thì lấy đâu ra mua cao được. Như vậy, tính ra không lãi, nhưng lỗ ở khoản chi phí xử lý mối mọt, lưu kho vận chuyển”, chị Minh nói.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2015, cả nước NK ngô đạt 3,2 triệu tấn, tăng gần 800 ngàn tấn, tương đương tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng Đồng Nai đã NK đến 1,1 triệu tấn ngô. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá ngô trong nước giảm.

Trong khi người trồng ngô lấy hạt đang gặp khó về giá, thì người trồng ngô lấy thân từ 2 năm nay lại đang có thu nhập ổn định. Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, trồng 1 ha ngô lấy thân nông dân có thể thu lãi 20-25 triệu đồng. Theo tính toán, nếu trồng ngô lấy bắp phải mất từ 90-100 ngày mới cho thu hoạch, còn lấy thân thời gian ngắn hơn chỉ có 80 ngày mà chi phí đầu tư ít hơn.

Vẫn theo ông Hiệp, những năm trước việc trồng ngô lấy thân bán cho các nhà máy chế biến TĂCN manh mún vài ha. Từ năm 2013 đến nay, nhờ giá cao cùng đầu ra ổn định nên bà con nông dân mạnh dạn nhân rộng diện tích lên hơn 100 ha. Nhiều hộ trồng ngô lấy thân suốt 3 vụ/năm cho thu nhập tổng cộng 100 triệu đồng.

Theo bà Huỳnh Thị Diệu (Phòng NN-PTNT huyện Xuân Lộc), diện tích trồng ngô toàn huyện vụ hè thu 2015 là 5.300 ha, trong đó trồng lấy thân chưa thống kê được, nhưng qua đó huyện đã khuyến cáo bà con chỉ nên trồng ngô lấy thân trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Bởi nếu mở rộng diện tích và trồng lâu dài sẽ không có lợi cho môi trường đất, vì nó quay vòng mùa vụ nhanh dẫn đến tình trạng đất thiếu dưỡng chất, nhanh nghèo kiệt, sâu bệnh tích trữ nhiều do không được luân phiên cây trồng.


Có thể bạn quan tâm

Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

03/11/2014
Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

03/11/2014
Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

03/11/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

03/11/2014
10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản 10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

03/11/2014