Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn

Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn
Ngày đăng: 24/07/2015

Anh Nguyễn Văn Xuân, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vừa thu hoạch sớm 9 công ngô (9.000m2) vụ hè thu (trồng tháng 3) nói: “Tôi trồng sớm là nhờ nước tưới, năng suất đạt trên 7 tấn tươi/ha (100 kg ngô tươi = 75 kg khô-PV) bán tại ruộng giá 3.600đ/kg, tổng cộng được 25 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (giống, phân bón, công lao động) hết 16-18 triệu đồng/ha, còn lời 7 triệu đồng/ha. Trong khi mấy năm trước giá rất ngon, lên tới 3.900-4.100đ/kg bắp tươi”

Anh Trịnh Quốc Chung, cán bộ nông nghiệp xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc cho biết, ở địa phương đang thu hoạch ngô lai rai sản lượng không nhiều mà giá đã thấp, so thời điểm này năm ngoái giá ngô tươi giảm khoảng 200-300đ/kg, nên tới đây bước vào thu hoạch rộ không biết nó sẽ ra sao? Nếu giá xuống 3.000-3.200đ/ngô tươi thì nông dân chỉ có huề vốn.

Không chỉ nông dân than ít lời mà nhiều đại lý vật tư nông nghiệp thu mua gom trữ ngô khô của nông dân từ vụ trước (ĐX 2014-2015) cũng than phiền là bỏ tiền tỷ “đầu cơ” nhưng không có lãi.

Chị Minh, chủ một đại lý cấp 1 ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc cho biết, ngoài việc kinh doanh phân bón, thuốc sâu thì hầu như năm nào chị cũng trữ ngô khô để bán cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong tỉnh. Năm nay, vụ bắp ĐX 2014-2015 chị mua trữ khoảng 100 tấn ngô khô với giá mua bình quân 5.300đ/kg. Thế nhưng, hiện ngô khô bán cho nhà máy TĂCN giá cũng từng ấy.

“Tôi đang cần tiền nhập mặt hàng phân, buộc phải bán bớt 50 tấn giá 5.290đ/kg cho một nhà máy trong tỉnh, họ nói bắp Mỹ NK có trên 5.000đ/kg thì lấy đâu ra mua cao được. Như vậy, tính ra không lãi, nhưng lỗ ở khoản chi phí xử lý mối mọt, lưu kho vận chuyển”, chị Minh nói.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2015, cả nước NK ngô đạt 3,2 triệu tấn, tăng gần 800 ngàn tấn, tương đương tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng Đồng Nai đã NK đến 1,1 triệu tấn ngô. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá ngô trong nước giảm.

Trong khi người trồng ngô lấy hạt đang gặp khó về giá, thì người trồng ngô lấy thân từ 2 năm nay lại đang có thu nhập ổn định. Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, trồng 1 ha ngô lấy thân nông dân có thể thu lãi 20-25 triệu đồng. Theo tính toán, nếu trồng ngô lấy bắp phải mất từ 90-100 ngày mới cho thu hoạch, còn lấy thân thời gian ngắn hơn chỉ có 80 ngày mà chi phí đầu tư ít hơn.

Vẫn theo ông Hiệp, những năm trước việc trồng ngô lấy thân bán cho các nhà máy chế biến TĂCN manh mún vài ha. Từ năm 2013 đến nay, nhờ giá cao cùng đầu ra ổn định nên bà con nông dân mạnh dạn nhân rộng diện tích lên hơn 100 ha. Nhiều hộ trồng ngô lấy thân suốt 3 vụ/năm cho thu nhập tổng cộng 100 triệu đồng.

Theo bà Huỳnh Thị Diệu (Phòng NN-PTNT huyện Xuân Lộc), diện tích trồng ngô toàn huyện vụ hè thu 2015 là 5.300 ha, trong đó trồng lấy thân chưa thống kê được, nhưng qua đó huyện đã khuyến cáo bà con chỉ nên trồng ngô lấy thân trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả. Bởi nếu mở rộng diện tích và trồng lâu dài sẽ không có lợi cho môi trường đất, vì nó quay vòng mùa vụ nhanh dẫn đến tình trạng đất thiếu dưỡng chất, nhanh nghèo kiệt, sâu bệnh tích trữ nhiều do không được luân phiên cây trồng.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Thành Trung Tâm Phân Phối Nghiên Cứu Ca Cao Khánh Thành Trung Tâm Phân Phối Nghiên Cứu Ca Cao

Trung tâm IDC sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển, sáng tạo những sản phẩm chất lượng trong ngành sôcôla, bánh mì, bánh ngọt cung cấp cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. IDC ra đời sẽ đem lại lợi ích thiết thực đảm bảo nguồn thu nhập tốt cho nông dân trồng ca cao.

15/10/2014
Đưa Nông Sản Sang Nga Chăn Nuôi Vắt Chân Đón Cơ Hội Đưa Nông Sản Sang Nga Chăn Nuôi Vắt Chân Đón Cơ Hội

Theo Bộ NN-PTNT, sau khi dừng NK nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi từ Mỹ và EU và Canada, Nga đang chuyển hướng mở cửa NK nông sản từ một số thị trường khác, trong đó có Việt Nam (VN). Đây là cơ hội lớn cho XK nông sản nước ta, đặc biệt với ngành chăn nuôi vốn đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ.

15/10/2014
Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Liên Kết Tiêu Thụ Lúa

Mối liên kết SX, tiêu thụ lúa hàng hóa giữa DNTN Thành Khiêm (TP Rạch Giá, Kiên Giang) và HTX Nông nghiệp 41 (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến nay đã được hơn 5 năm và diện tích ngày càng mở rộng. Mối liên kết này bắt đầu được thực hiện từ vụ ĐX 2008-2009, với diện tích thí điểm ban đầu là 10 ha, với 7 xã viên tham gia.

15/10/2014
Sản Lượng Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Quảng Ninh (Quảng Bình) Tăng Mạnh Sản Lượng Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Quảng Ninh (Quảng Bình) Tăng Mạnh

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) trong 9 tháng đạt 2.695 tấn, trong đó khai thác 1.469 tấn (khai thác biển 1.212 tấn, nước lợ 135 tấn và nước ngọt 122 tấn), sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản 1.226 tấn.

15/10/2014
Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

15/10/2014