Giá Ngao Giảm Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...
Ngoài ra, giá ngao nuôi ở Nga Sơn thường thấp hơn so với các huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc, nên năm nay, việc tiêu thụ ngao chậm, ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Cùng thời điểm này năm ngoái, giá ngao đạt từ 24.000 đến 25.000 đồng/kg nhưng sang vụ thả nuôi năm nay, giá ngao chỉ còn 12.000- 13.000 đồng/kg. Các hộ nuôi ngao ở đây cho biết, nguyên nhân khiến ngao giảm giá là do gần đây, thị trường xuất khẩu chính (Trung Quốc) tiêu thụ chậm.
Tới thời điểm đầu tháng 5 này, mặc dù đang là thời gian thu hoạch ngao chính vụ nhưng ngư dân huyện Nga Sơn mới thu hoạch, xuất bán được 300 tấn, còn khoảng 3.000 tấn chưa thu hoạch được vì không có thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...

Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.