Sinh Vật Lạ Làm Cá Nuôi Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, vẫn chưa xác định được sinh vật lạ bám quanh các lồng bè nuôi cá trên biển và chúng tiết ra độc tố gì mà làm cho cá nuôi trong lồng bị chết hàng loạt.
Theo nhiều ngư dân nuôi cá lồng bè ở các xã đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, An Sơn (huyện Kiên Hải), sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Chúng không ký sinh vào cá mà chỉ bám quanh các lồng bè với mật độ dày đặc và chỉ xuất hiện vào ban đêm, đến khi mặt trời lên cao là biến mất. Không hiểu chúng tiết ra chất gì mà làm cho cá bị mờ mắt, yếu dần rồi chết.
“Sinh vật lạ có rất nhiều nhớt, có thể khi chúng xuất hiện với mật độ dày đặc đã làm cho hàm lượng ôxy hòa tan trong nước giảm mạnh, gây chết cá”, ông Thanh đặt nghi vấn.
Ước tính, toàn huyện Kiên Hải đã có hàng chục ngàn con cá mú và cá bóp của ngư dân nuôi bị chết, thiệt hại lên đến vài hàng tỷ đồng.
Chỉ riêng xã Nam Du đã có trên 13.000 con cá nuôi lồng bè bi sinh vật lạ gây hại.
Chi cục Thú y Kiên Giang đã lấy mẫu sinh vật lạ gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và Đại học Cần Thơ xét nghiệm, tìm độc tố gây chết cá nhưng chưa có kết quả.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích quýt đường tại xã Long Trị (TX Long Mỹ, Hậu Giang) đang bị thu hẹp dần sau nhiều năm dịch bệnh tấn công.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.
Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

Ðến nay, nông dân Hoài Nhơn đã thu hoạch được 4.800 ha lúa Hè Thu, đạt gần 90% diện tích kế hoạch. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh..., nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cũng như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn gần 0,5 tạ/ha so với cùng vụ năm trước.