Giá Mua Thóc Dự Trữ Tối Đa 6.300 Đồng/kg

Mức giá này áp dụng với thóc rời vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ Nhà nước.
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 434/QĐ-BTC về giá mua tối đa thóc dự trữ Nhà nước năm 2014.
Theo Quyết định này, giá mua tối đa (đã có thuế giá trị gia tăng) thóc rời vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ Nhà nước (chỉ tiêu chất lượng theo Thông tư số 204/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với thóc), giao trên phương tiện bên bán tại cửa kho dự trữ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long, Tây Nam Bộ và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực TP HCM là 6.300 đồng/kg.
Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định giá cụ thể nhưng không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua và không được cao hơn mức giá tối đa quy định tại Quyết định này.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện việc mua thóc theo quy định hiện hành, đảm bảo chất lượng thóc mua dự trữ Nhà nước; không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước chịu trách nhiệm về hồ sơ báo cáo.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4/3/2014.
Có thể bạn quan tâm

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.