Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Heo, Bò Tăng Người Nuôi Có Lãi

Giá Heo, Bò Tăng Người Nuôi Có Lãi
Ngày đăng: 20/01/2014

Gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, giá heo tăng mạnh, người chăn nuôi Phú Yên có thu nhập khá cao. Bên cạnh đó, người nuôi bò cũng thu lãi lớn.

Giá heo tăng

Theo các hộ nuôi heo, hiện tại, giá heo hơi được các thương lái mua với giá 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người nuôi lãi gần 1,5 triệu đồng/tạ. Với mức lãi này, người nuôi heo có thu nhập cao.

Ông Nguyễn Khơi ở xã Hòa Thắng (Phú Hòa - Phú Yên) cho hay: “Cũng như nhiều gia đình khác trong xã, gia đình tôi không nuôi heo tạ (heo nặng 1 tạ) mà chỉ nuôi heo cỡ 80kg là xuất chuồng. Bao cám Vina có giá 310.000 đồng (25kg/bao), trung bình 1 con heo ăn hết 5 bao cám thì đạt trọng lượng 80kg. Tiền cám trên 1,5 triệu đồng, tiền giống 1,5 triệu đồng (loại heo giống 25 kg/con), trừ chi phí lãi gần 1 triệu đồng/con. Nếu nuôi được nhiều con thì có thu nhập khá”.

Bà Lương Thị Nở ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) nuôi hơn 20 con heo, cho biết mấy ngày qua, nhiều người tìm đến nhà bà hỏi mua heo với giá 49.000 đến 50.000 đồng/kg heo hơi. So với năm ngoái thì giá heo hơi năm nay cao hơn khoảng 4.000 đồng/kg, mỗi tạ lãi cao hơn trước khoảng 400.000 đồng. Với đàn heo hiện có, bà lãi hơn 8 triệu đồng cùng thời điểm này năm ngoái.

Còn đối với những người ở miền núi nuôi heo nhỏ lẻ, trung bình mỗi lứa 3 đến 5 con, không cho ăn cám công nghiệp thường xuyên mà tận dụng rau trồng trong vườn nhà, ngoài ruộng làm thức ăn thì chi phí giảm đáng kể. Bà Nguyễn Thị Cúc ở xã Suối Bạc (Sơn Hòa) cho hay: Tôi nuôi 3 con heo chỉ tốn 6 bao cám, hằng ngày cắt rau nấu với cám cho heo ăn. Tuy thời gian nuôi kéo dài 4 tháng mới đạt trọng lượng 80kg nhưng khi bán nhích giá hơn (lên đến 51.000 đồng/kg heo hơi), tăng 1.000 đồng/kg so với heo nuôi bằng cám công nghiệp.

Theo ông Phạm Đình Hòa, một người chuyên giết mổ heo ở xã Xuân Quang 3 (Đồng Xuân), heo nuôi cho ăn rau, cám gạo thì thịt ngon hơn so với heo ăn thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, hiện ở miền núi ít có người nuôi cho ăn toàn rau, cám gạo mà xen thức ăn công nghiệp.

Nuôi bò vỗ béo lãi cao

Thời gian qua một số nông dân nhận thấy nuôi bò theo cách truyền thống mất nhiều thời gian nên đã chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Ông Trịnh Văn Đông ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) lùa bò về chuồng sau 1 ngày chăn thả rông, rồi cần mẫn nấu cháo… vỗ béo cho bò. Hôm thì ông cắt rau muống, hôm thì góp rau trai mọc quanh hàng rào, gò đồi, băm nhỏ trộn ít cám gạo nấu cháo cho bò ăn thêm vào ban đêm. “Nuôi bò vỗ béo thế này, mỗi năm trung bình lãi 10 triệu đồng/con”, ông Đông nói.

Cũng áp dụng phương án nấu cháo vỗ béo bò nhưng ông Nguyễn Văn Long, ở xã Sơn Định (Sơn Hòa) không chăn bò thả rông mà nuôi nhốt. Tận dụng mảnh đất nhỏ gần mương thủy lợi, gò đồi sau nhà, ông trồng cỏ voi cho bò ăn thường xuyên; còn trưa, chiều cho bò ăn cháo. Năm ngoái, ông Long mua 1 con bò đực cao 1m, gầy ốm với giá 9,5 triệu đồng, sau 1 tháng vỗ béo, con bò mướt lông “đổ thịt”. Qua 1 năm nuôi vỗ béo, ông bán 24 triệu đồng nhờ giá thịt bò dịp tết tăng.

Hiện nhiều người nuôi bò lai chọn phương pháp nuôi không tính giáp tháng, giáp năm mà đầu tư nuôi “đúng sức” để có lãi cao hơn. Ông Huỳnh Ngọc Bình ở xã Xuân Quang 3 mua cặp bò lai với giá 25 triệu đồng, sau hơn 2 năm nuôi, thương lái hỏi mua với giá 70 triệu đồng. Theo ông Bình, nếu trồng cỏ voi rồi nấu cháo vỗ béo bò thì mỗi gia đình chỉ nuôi được 2 đến 3 con, không gầy đàn được vì không đủ thức ăn.

Nuôi bò lai phải chăm sóc kỹ thì mới phát triển chiều cao, bung đùi, nhiều thịt. “Năm nay không có lũ lớn nên việc trồng cỏ nuôi bò có nhiều thuận lợi. Nhưng vì nhà đơn chiếc nên gần tết tôi quyết định bán cặp bò này, lấy tiền trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình. Số tiền còn lại, ra Giêng tôi sẽ mua bò về tiếp tục vỗ béo”. ông Bình nói.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

24/06/2013
Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

24/06/2013
Nông Dân Không Lãi Trong Sản Xuất Lúa Vụ 2 Nông Dân Không Lãi Trong Sản Xuất Lúa Vụ 2

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.

24/06/2013
Đổi Thay Từ Xây Dựng Nông Thôn Mới Đổi Thay Từ Xây Dựng Nông Thôn Mới

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, ý thức của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Trần Văn Thời từng bước được nâng lên. Đến nay, có 11/11 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch, có 3 xã đạt trên 5 tiêu chí, 2 xã đạt 4 tiêu chí, số còn lại đều đạt 3 tiêu chí.

24/06/2013
Đưa Trung Tâm Lợn Giống Chất Lượng Cao Phú Lộc Vào Hoạt Động Đưa Trung Tâm Lợn Giống Chất Lượng Cao Phú Lộc Vào Hoạt Động

Sáng ngày 23/6, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại (Mitraco) Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành Trung tâm lợn giống chất lượng cao Phú Lộc - Can Lộc. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đến dự.

24/06/2013