Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Rủi Ro Ảnh Hưởng Đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Chăn Nuôi

Một Số Rủi Ro Ảnh Hưởng Đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 20/01/2014

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ vinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng rất chú trọng, bà con chăn nuôi ngày càng có ý thức tốt hơn về việc chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề thịt, quầy thịt có chứa các chất tăng trưởng, tồn dư kháng sinh, vi khuẩn vượt quá quy định… vẫn còn khá phổ biến.

Trong thực tế việc tuân thủ theo các quy định, để sản phẩm tạo ra được an toàn còn nhiều vấn đề bất cập và nó liên quan đến nhiều đối tượng như người chăn nuôi, cơ sở giết mổ, người vận chuyển và tiểu thương buôn bán thịt.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi:

Đầu tiên là về thức ăn: Việc trộn các kháng sinh, hóa chất cấm, hoặc phối trộn nguyên liệu thức ăn có chứa nấm mốc, có lẫn những mãnh vỡ kim loại, sử dụng các bao bì chứa hóa chất để chứa thức ăn, không vệ sinh các dụng cụ nghiền trộn thức ăn, nhất là sau khi trộn thức ăn có thuốc... là những việc mà bà con vô tình đưa những nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua thức ăn.

Sử dụng những loại thuốc cấm, chất kích thích tăng trưởng: Sẽ gây tác động rất xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không may sử dụng phải sản phẩm này sẽ làm rối loạn chuyển hóa, tăng trưởng cơ thể. Khi sử dụng nhiều và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Riêng đối với việc tồn dư lượng kháng sinh trong quầy thịt quá mức quy định cũng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh cho người sau này. Tóm lại, bà con cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ chế phẩm thuốc thú y nào. Tốt nhất là nên tham khảo người có chuyên môn.

Về nước uống: Đây là yếu tố thường bà con chăn nuôi ít quan tâm. Phần lớn nguồn nước uống sử dụng trong chăn nuôi là nước giếng. và nguồn nước này dễ nhiễm các chất có hại từ môi trường xung quanh như hóa chất, thuốc BVTV, vi sinh. Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.

Trong trường hợp kim bị gãy sót lại trên quầy thịt: Do lúc tiêm hoặc lúc đánh đuổi gia súc, đổi chuồng hoặc lúc bán tuy ít thấy nhưng thực tế vẫn có. Thường thì khi kim gãy, đoạn kim đó sẽ tồn tại trong các mô, gây ra hiện tượng áp xe, nặng hơn có thể gây hoại tử… khi đó thì không chỉ giá trị của quầy thịt bị giảm mà nó sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn của những nơi áp xe, hoại tử này lan ra những quầy thịt khác làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Vận chuyển vật nuôi nội bộ trong trại hoặc từ trại này đến trại khác: Hoạt động này thường xuyên diễn ra, nếu không thực hiện đúng yêu cầu thì có thể dẫn đến nguy cơ làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp nếu vật nuôi ở trại này nhiễm bệnh mà di chuyển sang trại hoặc chuồng khác thì có thể làm lây lan mầm bệnh cho vật nuôi khỏe khác.

Quá trình đưa lên xuống xe, di chuyển trên đường, xáo trộn đàn lúc bán: Có thể dẫn đến nguy cơ thân thịt bị bầm dập hoặc bị gẫy xương do va chạm mạnh làm tích tụ máu hoặc có thể làm cho vật nuôi bị stress từ đó cơ thể vật nuôi sẽ sản sinh ra một số chất trong đó có a xít lactic gây ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt.

Tất cả những rủi ro trên đều gây ảnh hưởng xấu đối với vật nuôi và đồng thời những quầy thịt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên sẽ không đảm bảo những quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.

01/10/2013
Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại

9 tháng của năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã sản xuất và tiêu thụ 55,7 triệu con cá tra bột; 9,5 triệu con post tôm càng xanh toàn đực; 7,1 triệu con và 6.638 kg cá giống các loại, như: Cá tra, lươn đồng, cá lóc, cá hô, cá lăng nha, cá chạch, cá chép, cá trôi, cá mè vinh, cá sặc rằn.

01/10/2013
Bẫy Ghẹ Khơi Xa Bẫy Ghẹ Khơi Xa

Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà (Quảng Ninh), anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc...

02/10/2013
Giá Cua Thương Phẩm Tăng Mạnh Giá Cua Thương Phẩm Tăng Mạnh

Theo phản ánh của người nuôi cua, hiện nay thương lái đến tận ruộng mua cua y với giá dao động từ 170 - 190 ngàn đồng/kg, cua gạch có giá từ 280 - 300 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 70.000 đồng/kg so với thời kỳ rớt giá.

03/10/2013
Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

03/10/2013