Giá mía nguyên liệu Việt Nam cao hơn Thái Lan

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối nhận định, ngành mía đường Việt Nam có sức cạnh tranh rất yếu. Nguyên nhân quan trọng nhất là do giá mía nguyên liệu cao trong khi chiếm tới 70 - 80% giá thành sản xuất đường.
Hiện nay, giá mía nguyên liệu tại Thái Lan ở mức 30 - 35 USD/tấn (tương đương khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg) trong khi ở Việt Nam, giá mía đưa vào chế biến vào khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ sản xuất đường của nước ta còn hạn chế, số nhà máy lớn, hiện đại mới chiếm 1/3 tổng công suất cả nước, còn phần lớn nhà máy ở mức trung bình, một số ít nhà máy có công suất thấp còn giữ thiết bị cũ. Đồng thời, công suất bình quân của các nhà máy đường Việt Nam còn nhỏ hơn nhiều so với các nước sản xuất đường lớn nên hiệu quả sản xuất thấp hơn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định với việc tham gia Hiệp định khu vực tự do thương mại ASEAN và đang tiếp tục đàm phán ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại khác, chúng ta phải mở cửa thị trường, trong đó giảm dần bảo hộ sản xuất trong nước. Theo đó lộ trình đến năm 2018, thuế nhập khẩu đường giảm xuống là 5%. Đây là thách thức lớn đối với ngành mía đường trong nước, cần phải được tháo gỡ trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Mới sáng sớm, anh Nguyễn Hữu Tâm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác trái cây Việts (Chợ Lách, Bến Tre) đã bấm điện thoại cho chúng tôi phấn khởi báo tin vui: “Các nhà vườn trong Tổ hợp tác hiện đang tập trung đóng lô hàng chôm chôm cấp đông đầu tiên lên tới hàng trăm tấn để xuất sang Hàn Quốc. Khi xuất xong lô hàng này chắc chắn sẽ mở thêm cơ hội cho nhiều loại trái cây khác nữa”.

Năm đầu tiên thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, số diện tích hoàn tất thủ tục được thụ hưởng chính sách cấp bù thủy lợi phí mới có 30.100ha, số kinh phí cấp 13,4 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở số diện tích do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý, đến năm 2010 nâng lên 75.243ha, kinh phí 63,6 tỷ đồng. Năm nay, dự kiến diện tích đưa vào quản lý gần 90 ngàn ha, kinh phí đề nghị cấp gần 100 tỷ đồng.

Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết, diện tích nuôi cua kết hợp một số đối thượng khác của huyện đạt trên 6.000 ha, hiện đang trong thời gian thu hoạch nhưng bà con chưa mặn mà do giá thấp.

Trải qua hành trình cả trăm năm, thanh long - loại cây ăn trái có nguồn gốc từ sa mạc đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực có lợi thế phát triển, xuất khẩu bậc nhất của Việt Nam. Song, cũng như nhiều loại cây ăn trái khác, thanh long đã trải qua những bước thăng trầm; điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn cứ lặp đi lặp lại và đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.