Giá mía nguyên liệu Việt Nam cao hơn Thái Lan

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối nhận định, ngành mía đường Việt Nam có sức cạnh tranh rất yếu. Nguyên nhân quan trọng nhất là do giá mía nguyên liệu cao trong khi chiếm tới 70 - 80% giá thành sản xuất đường.
Hiện nay, giá mía nguyên liệu tại Thái Lan ở mức 30 - 35 USD/tấn (tương đương khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg) trong khi ở Việt Nam, giá mía đưa vào chế biến vào khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ sản xuất đường của nước ta còn hạn chế, số nhà máy lớn, hiện đại mới chiếm 1/3 tổng công suất cả nước, còn phần lớn nhà máy ở mức trung bình, một số ít nhà máy có công suất thấp còn giữ thiết bị cũ. Đồng thời, công suất bình quân của các nhà máy đường Việt Nam còn nhỏ hơn nhiều so với các nước sản xuất đường lớn nên hiệu quả sản xuất thấp hơn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định với việc tham gia Hiệp định khu vực tự do thương mại ASEAN và đang tiếp tục đàm phán ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại khác, chúng ta phải mở cửa thị trường, trong đó giảm dần bảo hộ sản xuất trong nước. Theo đó lộ trình đến năm 2018, thuế nhập khẩu đường giảm xuống là 5%. Đây là thách thức lớn đối với ngành mía đường trong nước, cần phải được tháo gỡ trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.