Giá Mãng Cầu Xiêm Tuột Dốc

Những ngày gần đây, nhiều vườn trồng mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trái chín rộ do những cơn mưa đầu mùa, khiến cho mãng cầu xiêm rớt giá.
Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú, cho biết, mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông có chất lượng trái tốt, nhiều dinh dưỡng. Hơn nữa, theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì mãng cầu xiêm còn có tác dụng phòng trị một số bệnh nguy hiểm, nên thị trường tiêu thụ mãng cầu xiêm ngày càng mở rộng, sức tiêu thụ mạnh.
Tại xã Tân Thạnh, ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, xã có diện tích trồng mãng cầu lớn trong huyện, nhờ cây mãng cầu, toàn xã đã có hơn 20 hộ thoát nghèo bền vững. Vì vậy, hiện nay nhiều người dân trong xã đã chuyển từ trồng lúa và dừa sang trồng mãng cầu xiêm.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, cách đây hơn 10 năm, mãng cầu gai (tên gọi khác của mãng cầu xiêm) đã bắt đầu phát triển trên vùng đất này trên diện tích canh tác lúa kém hiệu quả. Cây mãng cầu gai theo hình thức ghép vào thân cây bình bát (một loại cây sống lâu, chịu được nước mặn) thích hợp với thổ nhưỡng đất nhiễm phèn mặn, mau cho trái, năng suất cao, chất lượng trái tốt nên trong những năm qua mãng cầu gai là cây trồng vượt khó làm giàu ở địa phương.
Đến nay, toàn huyện có 540 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh... Đồng thời, tỉnh đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh theo tiêu chí VietGAP, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu gai nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu gai Tân Phú Đông trên thị trường.
Theo Đề án phát triển mãng cầu đến năm 2015, huyện Tân Phú Đông sẽ có khoảng 600 ha mãng cầu. Hiện Tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm xã Tân Phú đang vận động nông dân trồng mãng cầu xiêm thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP dưới sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các địa phương gặp phải trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm là nguồn vốn còn hạn chế để đầu tư các công trình thuỷ lợi khép kín. Bên cạnh đó, thời tiết cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định thành bại vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Sau thời gian tạm lắng kể từ vụ khoai lang năm 2012, hiện nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân (Vĩnh Long) lại điêu đứng nạn sâu “lạ” đục củ tấn công trở lại, làm giảm năng suất và giá cả.