Giá Lương Thực Toàn Cầu Sẽ Tiếp Tục Giảm

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.
Theo FAO, giá lương thực đã vọt lên trong suốt mùa hè 2012 do hạn hán lịch sử tại Mỹ, song triển vọng nguồn cung niên vụ 2013-2014 khả quan hơn sẽ đảo ngược diễn biến giá cả trong năm nay.
Tổ chức này nhận định sản lượng ngũ cốc có thể cao hơn nhiều so với dự báo 5 tháng trước, nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi ở nhiều nơi. FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong tháng 7, với mức tăng được đưa ra là trên 7%, lên 2,479 tỷ tấn trong niên vụ 2013-2014.
Nhà kinh tế kỳ cựu của FAO Abdolreza Abbassian nói triển vọng lạc quan về sản lượng ngô ở Mỹ, Argentina và Biển Đen có nghĩa giá ngô có thể kéo giá các loại ngũ cốc khác xuống trong mùa hè này, sau khi là yếu tố đẩy giá lên trong mùa hè năm ngoái. Ông cho rằng lương thực có thể đứng trước sức ép xuống giá nếu đồng USD mạnh lên.
Chỉ số giá lương thực của FAO, căn cứ để đánh giá sự thay đổi hàng tháng về giá cả của giỏ hàng hóa gồm ngũ cốc, hạt có dầu, bơ sữa, thịt và đường, giảm gần 2% trong tháng 7, tháng giảm thứ 3 liên tiếp, xuống mức 205,9 điểm, so với 210 điểm trong tháng 6, chủ yếu do giá ngũ cốc, đậu tương và dầu cọ trên thế giới giảm, trong khi giá đường, thịt và bơ sữa cũng giảm.
Chỉ số giá lương thực của FAO chạm mức đỉnh 238 điểm vào tháng 2.2011, khi giá lương thực cao là nguyên nhân của phong trào "mùa xuân Arập" ở Trung Đông và Bắc Mỹ. Trong mùa hè 2012, chỉ số này bắt đầu tăng lên gần mức của năm 2008.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.