Giá lúa giảm 100-200 đồng/kg

Thu hoạch lúa tại phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Giá lúa tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện giảm bình quân khoảng 100 - 200 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.
Nông dân tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa thu đông 2015 đã làm nguồn cung lúa hàng hóa trên thị trường tăng mạnh so với trước. Giá lúa giảm do nguồn cung lúa hàng hóa đang tăng, trong khi đầu ra xuất khẩu lúa gạo chưa có nhiều khởi sắc và hoạt động thu mua lúa gạo của nhiều tiểu thương và doanh nghiệp không được đẩy mạnh.
Đặc biệt, gần đây tình hình thời tiết xấu, trời có mưa nhiều gây bất lợi cho việc thu hoạch, phơi sấy lúa cũng góp phần làm giá lúa giảm.
Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, Vĩnh Long… nông dân bán lúa tươi IR50404 ngay tại ruộng chỉ còn 4.000 - 4.100 đồng/kg. Trong khi đó, giá các loại lúa tươi hạt dài như: OM 4218, OM 5451… đang phổ biến từ 4.300 - 4.500 đồng/kg.
Nhiều nông dân cho biết, cách nay 1 - 2 tuần đã nhận tiền cọc bán các loại lúa tươi hạt dài cho thương lái ở mức 4.600 - 4.700 đồng/kg. Nhưng nay đến thu hoạch, thương lái yêu cầu giảm giá còn 4.400 - 4.500 đồng/kg nếu không giảm sẽ bỏ tiền cọc, không thu mua lúa.
Do lo ngại đem lúa về phơi sấy tồn trữ lại tốn nhiều chi phí và công lao động, trong khi không đảm bảo giá cả đầu ra thời gian tới, nhiều nông dân đành chấp nhận giảm giá để bán lúa ngay.
Có thể bạn quan tâm

Nghề chụp mực và lưới vây tuyến lộng cho hiệu quả sản xuất cao trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu vụ cá nam đến nay. Đây cũng là 2 kiểu đánh bắt chính được nhiều ngư dân đầu tư phương tiện, mở rộng ngư trường hoạt động trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.

Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…

Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.

Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.