Giá Lúa Gạo Tăng Cao Nhất Từ Đầu Năm

Những ngày cuối tháng 12, giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đang tăng lên khá nhanh và đứng ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, trong tháng 12 giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đã liên tục tăng lên. Hồi đầu tháng, giá lúa khô hạt dài ở mức 6.050-6.150 đ/kg.
Đây là tháng đầu tiên trong năm nay giá lúa khô ở mức trên 6.000 đ/kg. Và kể từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay, tức là sau hơn 1 năm, giá lúa khô hạt dài ở ĐBSCL mới lại lên mức này.
Giá lúa tăng cao, cũng kéo theo giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đến cuối tuần qua, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 7.550-7.650 đ/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350-7.450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.500-8.600 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200-8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.900-8.000 đ/kg.
Giá lúa gạo hàng hóa tăng cao ở ĐBSCL, trước hết là do lượng lúa gạo trong dân hiện còn rất ít, do đã vào cuối vụ Thu Đông. Theo Cục Trồng trọt, trong 800.000 ha lúa vụ Thu Đông đã được xuống giống, thì có tới 740.000 ha đã thu hoạch xong, chỉ còn 60.000 ha đang thu hoạch.
Trong khi đó, giá gạo XK của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong số những nước XK lớn của châu Á, cũng tác động không nhỏ đến việc kéo giá lúa gạo trong nước lên cao. Đầu tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ ở mức 410-420 USD/tấn, thì gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan đều dưới 400 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện ở mức 385-395 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Có thể bạn quan tâm

Trái với những nhận định trước đó, giá lúa gạo khó tăng khi nhu cầu trên thế giới không tăng. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động. Diễn biến của giá lúa, gạo tăng trong 2 tuần qua tạo nên những tác động trái chiều giữa nông dân và doanh nghiệp.

Dù được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng về chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhưng hiện giờ, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp xem ra vẫn loay hoay tìm lối đi khi bắt tay thực hiện…

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đối với người dân, việc giúp nhau thoát nghèo, gây dựng cuộc sống ấm no là một việc làm ý nghĩa. Thôn Đông Mỹ, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) là thôn đi đầu trong chương trình “cùng giúp nhau thoát nghèo”. Nhờ tinh thần tương trợ đó, số lượng người nghèo của thôn, xã giảm xuống rõ rệt. Đây là những tín hiệu đáng mừng.

Khi được hỏi về thông tin có thể phía Mỹ sẽ nộp đơn kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam (đang được loan đi những ngày qua), ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, nói: “Chúng tôi đang chờ thông tin chính thức từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Nếu việc này xảy ra thì cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp”.