Giá Lúa Gạo Tăng Cao Nhất Từ Đầu Năm

Những ngày cuối tháng 12, giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đang tăng lên khá nhanh và đứng ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, trong tháng 12 giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đã liên tục tăng lên. Hồi đầu tháng, giá lúa khô hạt dài ở mức 6.050-6.150 đ/kg.
Đây là tháng đầu tiên trong năm nay giá lúa khô ở mức trên 6.000 đ/kg. Và kể từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay, tức là sau hơn 1 năm, giá lúa khô hạt dài ở ĐBSCL mới lại lên mức này.
Giá lúa tăng cao, cũng kéo theo giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đến cuối tuần qua, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 7.550-7.650 đ/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350-7.450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.500-8.600 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200-8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.900-8.000 đ/kg.
Giá lúa gạo hàng hóa tăng cao ở ĐBSCL, trước hết là do lượng lúa gạo trong dân hiện còn rất ít, do đã vào cuối vụ Thu Đông. Theo Cục Trồng trọt, trong 800.000 ha lúa vụ Thu Đông đã được xuống giống, thì có tới 740.000 ha đã thu hoạch xong, chỉ còn 60.000 ha đang thu hoạch.
Trong khi đó, giá gạo XK của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong số những nước XK lớn của châu Á, cũng tác động không nhỏ đến việc kéo giá lúa gạo trong nước lên cao. Đầu tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ ở mức 410-420 USD/tấn, thì gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan đều dưới 400 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện ở mức 385-395 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Hiện tượng đỏ hạt lúa lần đầu tiên xuất hiện, cộng với rầy nâu bùng phát trên diện rộng khiến ngành nông nghiệp và nông dân thực sự lúng túng trong phòng trừ.

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước.

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.