Giá Lúa Gạo Tăng Cao Nhất Từ Đầu Năm

Những ngày cuối tháng 12, giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đang tăng lên khá nhanh và đứng ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Thông tin từ một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, trong tháng 12 giá lúa hàng hóa ở ĐBSCL đã liên tục tăng lên. Hồi đầu tháng, giá lúa khô hạt dài ở mức 6.050-6.150 đ/kg.
Đây là tháng đầu tiên trong năm nay giá lúa khô ở mức trên 6.000 đ/kg. Và kể từ cuối tháng 11 năm ngoái đến nay, tức là sau hơn 1 năm, giá lúa khô hạt dài ở ĐBSCL mới lại lên mức này.
Giá lúa tăng cao, cũng kéo theo giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đến cuối tuần qua, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 7.550-7.650 đ/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350-7.450 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.500-8.600 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200-8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.900-8.000 đ/kg.
Giá lúa gạo hàng hóa tăng cao ở ĐBSCL, trước hết là do lượng lúa gạo trong dân hiện còn rất ít, do đã vào cuối vụ Thu Đông. Theo Cục Trồng trọt, trong 800.000 ha lúa vụ Thu Đông đã được xuống giống, thì có tới 740.000 ha đã thu hoạch xong, chỉ còn 60.000 ha đang thu hoạch.
Trong khi đó, giá gạo XK của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong số những nước XK lớn của châu Á, cũng tác động không nhỏ đến việc kéo giá lúa gạo trong nước lên cao. Đầu tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ ở mức 410-420 USD/tấn, thì gạo cùng loại của Thái Lan và Pakistan đều dưới 400 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện ở mức 385-395 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Có thể bạn quan tâm

Làm việc với cơ quan chức năng bà Lương Thị Ý cho biết số trứng trên được chủ hàng ở dưới Nam Định gửi lên để tiêu thụ, không có các thủ tục kiểm dịch, giấy tờ vận chuyển.

Ngày 16.2, ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết, dịch lở mồm long móng vừa bùng phát trên đàn gia súc ở xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.

Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn, khép kín, tận dụng nguồn nước nuôi cá để nuôi tôm và ngược lại.

Sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.

Ông Trương Hữu Bửu (63 tuổi, ở thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có cơ ngơi trên cả tỷ đồng nhờ nghề làm cây cảnh.