Giá Lúa Gạo Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng

Giá lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.
Tại TP. Cần Thơ và nhiều tỉnh như: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang… lúa tươi IR50404 có giá 4.550 - 4.700 đồng/kg, còn lúa đã phơi, sấy khô từ 5.500 - 5.600 đồng/kg.
Giá nhiều loại lúa tươi hạt dài (như: OM 2517, OM 2514, OM 4218…) đang ở mức từ 4.750 - 5.000 đồng/kg và lúa khô từ 5.7000 - 5.900 đồng/kg.
Nhiều loại lúa thơm đã phơi sấy khô đang có giá từ 6.000 - 6.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.000 - 7.150 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.900 - 7.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng cao là do hoạt động thu mua lúa gạo đang được nhiều doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh nhằm đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu tập trung đã ký trước đó, nhất là đơn hàng xuất khẩu sang Philippines.
Gần đây, tiếp tục có một lượng lớn lúa gạo được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng góp phần đẩy giá gạo nhích lên. Hơn nữa, lúa hàng hóa trong dân đã giảm do lúa hè thu 2014 tại nhiều địa phương đã cơ bản thu hoạch xong.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…