Giá hồng quả rớt thê thảm, các chủ vườn ở Đà Lạt lao đao

Nếu chủ vườn hái quả giao cho vựa thì giá từ 3.000-4.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa giá so với đầu vụ và giảm 1.000 đồng so với cùng thời điểm năm trước.
Tại các vùng có diện tích hồng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là các xã Xuân Trường, Trạm Hành 1 (Đà Lạt) và cả thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương), giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua tại vườn chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg.
Trước đó một tháng, vào đầu vụ, giá mua buôn tại vườn lên tới 6.000-7.000 đồng/kg, thấp hơn các năm trước từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá 10.000-20.000 đồng/kg, hồng Fuji giá 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích ngày càng bị thu hẹp.
Theo ông Nguyễn Bá Thục, một chủ vựa thu mua lớn tại khu vực Nam Hồ, thành phố Đà Lạt, hồng Đà Lạt năm nay lại lâm vào cảnh được mùa giảm giá.
Người trồng hồng chỉ trông chờ vào tiêu thụ của các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, nên giá rất bấp bênh.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hồng tươi chủ yếu là nội địa và phần lớn cũng chỉ chuộng hồng giòn, hồng ngâm nên sức tiêu thụ hồng chín kém dần.
Nhiều người trồng hồng cho biết nguyên nhân khiến hồng Đà Lạt liên tục “rớt giá” là do trái hồng khi chín là chín đồng loạt, rất mau hỏng nếu không kịp chế biến, trong khi Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô và các sản phẩm khác mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.
Đặc biệt, thị trường nhiều nước trên thế giới có tiêu thụ hồng nhưng nông dân Đà Lạt vẫn chưa đáp ứng được về chất lượng.
Điều đáng buồn là giá hồng cứ giảm dần sau nhiều năm, năm sau càng giảm hơn năm trước nên nhiều nhà vườn vừa thu hoạch xong đã chặt cây, chuẩn bị chuyển sang trồng càphê hoặc chỉ trồng giữ lại làm bóng mát cho cà phê.
Hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước
Có thể bạn quan tâm

Gần một tuần qua, bãi nghêu ở cửa biển kênh Cái Cùng, thuộc xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu trở nên hỗn loạn, mỗi ngày có hàng trăm người, cao điểm cả ngàn người kéo tới “hôi” nghêu. Việc tranh chấp quyết liệt giữa chủ bãi nghêu với người dân đã dẫn đến máu đổ, có người phải nhập viện…

Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Thực hiện Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản tại CCN Nội Hoàng (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay, Công ty cổ phần Vietfeed đã đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có 348.870 con heo, giảm 9,2% so với cùng kỳ, trong đó có 45.210 con heo nái và 378 heo đực giống. Hiện chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, gia trại (dưới 200 con/hộ) có 8.412 cơ sở với 173.680 con, chiếm 49,7% so với tổng đàn. Chăn nuôi trang trại 149 cơ sở với 175.190 con, chiếm 50,3% so với tổng đàn.

Hiện Bình Phước đang cùng chung đà giảm của thị trường heo khu vực phía Nam. Nguyên nhân tác động kéo giá heo giảm chủ yếu do tổng đàn heo tăng và do các thông tin bất lợi của việc sử dụng chất cấm ở tỉnh Đồng Nai...