Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá hồng quả rớt thê thảm, các chủ vườn ở Đà Lạt lao đao

Giá hồng quả rớt thê thảm, các chủ vườn ở Đà Lạt lao đao
Ngày đăng: 03/10/2015

Nếu chủ vườn hái quả giao cho vựa thì giá từ 3.000-4.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa giá so với đầu vụ và giảm 1.000 đồng so với cùng thời điểm năm trước.

​Tại các vùng có diện tích hồng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là các xã Xuân Trường, Trạm Hành 1 (Đà Lạt) và cả thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương), giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua tại vườn chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg.

Trước đó một tháng, vào đầu vụ, giá mua buôn tại vườn lên tới 6.000-7.000 đồng/kg, thấp hơn các năm trước từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá 10.000-20.000 đồng/kg, hồng Fuji giá 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích ngày càng bị thu hẹp.

Theo ông Nguyễn Bá Thục, một chủ vựa thu mua lớn tại khu vực Nam Hồ, thành phố Đà Lạt, hồng Đà Lạt năm nay lại lâm vào cảnh được mùa giảm giá.

Người trồng hồng chỉ trông chờ vào tiêu thụ của các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, nên giá rất bấp bênh.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hồng tươi chủ yếu là nội địa và phần lớn cũng chỉ chuộng hồng giòn, hồng ngâm nên sức tiêu thụ hồng chín kém dần.

Nhiều người trồng hồng cho biết nguyên nhân khiến hồng Đà Lạt liên tục “rớt giá” là do trái hồng khi chín là chín đồng loạt, rất mau hỏng nếu không kịp chế biến, trong khi Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô và các sản phẩm khác mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.

Đặc biệt, thị trường nhiều nước trên thế giới có tiêu thụ hồng nhưng nông dân Đà Lạt vẫn chưa đáp ứng được về chất lượng.

Điều đáng buồn là giá hồng cứ giảm dần sau nhiều năm, năm sau càng giảm hơn năm trước nên nhiều nhà vườn vừa thu hoạch xong đã chặt cây, chuẩn bị chuyển sang trồng càphê hoặc chỉ trồng giữ lại làm bóng mát cho cà phê.

Hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao

Anh Nguyễn Văn Luyện (thôn 20, xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn.

29/08/2022
Câu chuyện thoát nghèo của một nông hộ ở xã Sơn Hồng Câu chuyện thoát nghèo của một nông hộ ở xã Sơn Hồng

Ông Trần Xuân Lý là một trong nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu ở địa phương.

12/09/2022
Đưa cây ăn quả lên sườn dốc cách làm đột phá của Sơn La Đưa cây ăn quả lên sườn dốc cách làm đột phá của Sơn La

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, những mô hình như đưa cây ăn quả lên sườn dốc thật sự là cách làm đột phá.

26/09/2022
Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh

Nói đến cựu chiến binh Đặng Ngọc Sỹ ở thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh nhiều người biết đến là một người đã có thâm niên trong nghề trồng hoa, cây cảnh, cây công trì

03/10/2022
Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu

Vượt qua nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như giá phân bón liên tục gia tăng, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa trên đất tôm năm 2021

13/10/2022