Giá Heo Tăng Mạnh, Nhưng Tái Đàn Có Thể Bị Lỗ

Hiện giá heo trên thị trường liên tục tăng và đang ở mức 53.000 đồng/kg, tăng từ 5.000- 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 2. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đây chỉ là đợt tăng giá nhất thời và giá sẽ giảm trong những tuần tới, do vậy nếu các hộ chăn nuôi tìm cách tái đàn ồ ạt vào lúc này thì khả năng thua lỗ sẽ rất cao.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước, đưa ra nhận định như vậy về tình hình giá heo tăng nhanh trong mấy tuần qua.
Theo ông Công, giá heo tăng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm A/H5N1, người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt heo thay cho thịt gia cầm. Tuy nhiên, vài tuần nữa, dịch cúm gia cầm được khống chế thì giá thịt heo sẽ giảm và nhiều khả năng sẽ dao động ở mức trên dưới 46.000 đồng/kg.
Giá heo tăng cũng đẩy giá heo giống tăng theo. Theo ghi nhận của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện giá heo giống là 110.000 đồng/kg, tăng khoảng 40.000 đồng/kg so với trước đây.
“Giá heo giống đang tăng và nếu người chăn nuôi tái đàn vào lúc này họ sẽ phải bỏ ra chi phí mỗi con giống (loại 20kg) khoảng 2,2 triệu đồng, cộng thêm 2,5 triệu đồng tiền thức ăn trước khi xuất bán. Như vậy, mấy tháng sau giá heo hơi xuống còn trên dưới 46.000 đồng/kg thì người chăn nuôi sẽ bán bằng hoặc thấp hơn giá thành,” ông Công phân tích.
Giá heo hơi không chỉ tăng ở các tỉnh phía Nam mà ở phía Bắc giá heo hơi cũng tăng liên tục và đạt mức 47.000 - 48.000 đồng/kg vào ngày 7-4. Do mức chênh lệch giá giữa hai miền không lớn nên theo ông Công, số lượng heo từ phía Bắc chuyển vào tiêu thụ ở thị trường phía Nam không còn nhiều như trước đây.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 6-4, cả nước còn 6 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Hà Giang và Bến Tre. Bệnh lở mồm long móng hiện đang có ở Sơn La và Quảng Trị còn bệnh tai xanh trên heo không xuất hiện ở bất kỳ tỉnh, thành nào.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

Ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình được xem là người trồng bưởi da xanh đầu tiên trong huyện. Nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chỉ với 200 gốc bưởi da xanh cho trái năm 2012, đã mang về cho gia đình ông khoản lợi nhuận 120 triệu đồng từ 4 công bưởi.

Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.

Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.