Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết

Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết
Ngày đăng: 22/01/2014

Đến vùng màu xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) những ngày giáp Tết, hầu hết nông dân đều tất bật trong việc thu hoạch hoa màu. Tuy nhiên, trái ngược với niềm vui trúng mùa trúng giá như năm trước, người dân trồng hành lá đang rất lo lắng bởi giá hành lá năm nay đang giảm ở mức rất thấp.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thu hoạch ruộng hành, nhưng không khí trong gia đình ông Trần Công Lý ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự khá nặng nề, ai cũng lo lắng. “Hơn 3 tấn hành lá nhưng chẳng biết có thu được vốn không. Nếu đến ngày thu hoạch mà giá bán vẫn thấp như bây giờ thì chắc 2 công hành năm nay không có lãi ăn Tết, bởi chi phí sản xuất cũng xấp xỉ 5 triệu đồng/công” - ông Lý nói. Theo ông Lý, năm trước giá hành lên tới 20.000 đồng/kg, nên năm nay gia đình ông và nhiều hộ khác đã đầu tư trồng hành, nhưng vào vụ thu hoạch giá hành lại giảm chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg nên rất lo lắng.

Nhiều người dân trồng hành cho biết, hành lá ế hàng và rớt giá là do diện tích trồng hành năm nay tăng nhanh, nguồn cung dư thừa nên giá giảm mạnh. Ông Lê Văn Hiến - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận cho biết, vụ đông xuân năm nay, vùng trồng hoa màu của HTX quy hoạch sản xuất 160ha, trong đó phân bố các loại hoa màu theo nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên vì lợi nhuận của vụ rau màu năm trước đặc biệt là hành lá, nên nhiều nông dân ngoài HTX cũng ồ ạt xuống giống, làm diện tích canh tác hành lá tăng thêm hơn 40ha. Đến lúc thu hoạch đồng loạt thì xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Hiện tại, mỗi ngày HTX rau màu vận chuyển trên 10 tấn rau màu các loại đi các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Campuchia nhưng vẫn không giải quyết hết lượng rau màu còn tồn đọng, trong đó nhiều nhất vẫn là hành lá.

Theo ông Nguyễn Trạng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, huyện đang trong quá trình quy hoạch lại vùng sản xuất đối với vùng màu Long Thuận nói riêng và sản xuất của 3 xã cù lao. Trong đó, việc hỗ trợ xây dựng tổ chức bộ máy HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận đi vào hoạt động hiệu quả. Thông qua đó sẽ tổ chức lại sản xuất, có phân chia vùng sản xuất để tránh tình trạng cung vượt cầu khiến giá cả xuống thấp ảnh hưởng đến người nông dân.

Cũng theo ông Nguyễn Trạng Sư, thế mạnh của HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận là sản xuất rau an toàn và đã được chứng nhận VietGap, do đó trong hướng tới, huyện sẽ chỉ đạo các ngành huyện phối hợp với HTX tìm các đầu mối để liên kết tiêu thụ nhiều nơi. Trong đó đón đầu việc hình thành và đưa vào khai thác siêu thị Co.op Mart Đồng Tháp và hệ thống siêu thị khác, để tạo đầu ra ổn định hơn cho rau màu.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Tra Quay Đầu Tăng 1.000 Đồng/kg Giá Cá Tra Quay Đầu Tăng 1.000 Đồng/kg

Tuần qua, bất ngờ giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã quay đầu tăng trở lại với mức cao nhất đạt 1.000 đồng/kg, theo Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang.

22/07/2012
Bệnh Chổi Rồng Càng Quét Thủ Phủ Nhãn Bệnh Chổi Rồng Càng Quét Thủ Phủ Nhãn

Hàng nghìn hộ nông dân trồng nhãn ở khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đang điêu đứng vì bệnh chổi rồng liên tục tấn công vườn nhãn ngay ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến 80,90% báo hiệu một mùa vụ thất thu nghiêm trọng

20/08/2011
Bi Kịch IR50404 Bi Kịch IR50404

Lúa ĐX ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Dù trên nhiều cánh đồng lớn chưa gặt rộ, mới vào khúc dạo đầu nhưng ẩn số lúa IR50404 đã dần lộ diện. Có nơi gần cả huyện trồng độc nhất giống lúa này, nay bán ra gặp lúc lúa rớt giá than vãn hết lời.

22/02/2012
Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

23/08/2011
Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

29/07/2012