Con Dông Đang Khó Tiêu Thụ

Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.
Hiện nay lượng dông ở các chuồng nuôi khá lớn, nhưng người dân lại không bán được sản phẩm. Thực tế này là hệ quả của việc phát triển quá nhanh số hộ nuôi dông tự phát khiến cung vượt cầu. Tại huyện Bắc Bình, địa phương có số hộ nuôi dông lớn nhất tỉnh Bình Thuận, tình hình tiêu thụ dông đang gặp nhiều khó khăn, sức mua yếu dần, khiến nhiều hộ dân không bán được dông.
Anh Nguyễn Văn Dũng, một hộ nuôi dông ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lượng dông bán ra ít hơn nhiều so với các năm trước. Nhu cầu về dông giống cũng không cao, khiến người nuôi dông gặp không ít khó khăn. Thị trường tiêu thụ con dông lớn nhất vẫn là TP.Hồ Chí Minh.
Vì vậy, khi sức tiêu thụ của thị trường này giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi dông. Một nguyên nhân khác khiến tình hình tiêu thụ con dông năm nay ít hơn mọi năm, là do một số tỉnh khác sau thời gian nuôi thử nghiệm con dông không thành công đã dừng việc nhập dông giống từ Bình Thuận.
Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình cho biết: Các hộ nuôi dông hiện nay chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Bên cạnh đó, người nuôi dông cũng chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng khi thị trường cần thì không có dông bán và ngược lại.
Con dông đã được đăng kí thương hiệu, nhưng với cách làm hiện nay, người dân vẫn “tự mình” tìm hướng phát triển. Thực tế đặt ra vấn đề: Cần đổi mới cách tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm con dông Bình Thuận ra thị trường, tránh phát triển nuôi tự phát. Các ngành chức năng cần phối hợp giúp người dân “giải bài toán” thị trường tiêu thụ con dông. Có như vậy con dông mới phát triển một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin Hợp tác xã (HTX) Chôm chôm Bình Hòa Phước (xã Bình Hòa Phước- Long Hồ - Vĩnh Long) được công nhận GlobalGAP đã làm nức lòng nhà vườn sau nhiều năm dốc công thực hiện. Bởi từ đây, trái chôm chôm đủ điều kiện xuất sang nhiều thị trường khó tính ở Châu Âu, Hoa Kỳ.

Do đó, các dịch vụ ăn theo mùa thu hoạch như: Máy GĐLH, ghe lúa chở thuê, lò sấy, công nhân bốc vác... đói meo. Còn nông dân thì gặp khó vì không có tiền trang trải chi phí mùa vụ.

Tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) đang có dấu hiệu giảm khi trong vòng 1 tuần qua, cả nước có 11 tỉnh đã hết dịch. Số lượng các ổ dịch trên cả nước cũng giảm nhanh. Đây là tín hiệu trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi đang hết sức thảm hại.

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.

Sau 1 tháng gà bị cầm chuồng, trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 8.200 con “ngốn” mất 10 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng cầm chuồng, người nuôi đã mất thêm 300 triệu đồng tiền thức ăn.