Giá Điều Giảm, Nông Dân Lao Đao

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...
Đầu năm 2011, người trồng điều Bình Phước nói riêng và ngành điều cả nước nói chung rất phấn khởi vì giá điều tăng cao, có lúc lên đến 37.000-38.000 đồng/kg. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang bởi giá điều đã giảm liên tục, hiện chỉ còn 24.000-25.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Hồng Thái ở xã Tân Tiến (huyện Đồng Phú) cho biết, gia đình có 10ha điều đang thu hoạch, năng suất ước đạt gần 1 tấn/ha, đến nay đã thu hoạch được 4 tấn. Với giá điều đầu vụ, gia đình anh lãi trên 200 triệu đồng, thế nhưng bây giờ giá điều giảm nên anh chẳng mong đợi gì nhiều. Theo anh Thái, nguyên nhân chủ yếu khiến điều sụt giá là do thương lái viện cớ hạt điều xấu vì trời mưa nên ép giá nông dân, trong khi giá điều thế giới không hề giảm. “Hiện, tôi vẫn thuê nhân công thu hoạch điều, phơi sấy cẩn thận, đóng bao để chờ giá lên mới bán. Tôi thà chịu lỗ chứ cương quyết không để cho thương lái ăn chặn”, anh Thái nói.
Ông Hoàng Văn Thiệu ở thôn 8, xã Long Hà (huyện Bù Gia Mập) bức xúc: “Thương lái chỉ chờ trời mưa xuống là viện cớ giảm giá. Trời mưa ảnh hưởng đến bề ngoài của hạt điều, làm hạt bị xỉn màu, nhưng không thể hạ tới hơn 10.000 đồng/kg được”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, điều là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 157.000ha điều, sản lượng đạt gần 157.000 tấn/năm. Tháng trước điều được giá, nhiều gia đình đã tích cực thuê nhân công thu hái, sơ chế, nhưng lời lãi chưa được là bao thì giá điều giảm, khiến bà con gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này chủ yếu là do thương lái ép giá nông dân. Chính nghịch lý này đang làm người trồng điều mất niềm tin vào các doanh nghiệp thu mua, chế biến.
Đáng nói là hệ thống thu mua điều còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nhiệp không trực tiếp thu mua mà phải thông qua hệ thống thương lái. “Nếu ngành điều không sớm đưa ra những biện pháp nhằm giúp nông dân giảm bớt khâu trung gian trong việc mua bán, ổn định giá cả thì chắc chắn trong tương lai, diện tích điều sẽ tiếp tục giảm. Hiện, đã có nhiều hộ chặt bỏ điều để chuyển sang trồng cao su”, ông Đon cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Buổi sáng, chỉ cần vệ sinh chuồng trại, đến khoảng 3 giờ chiều thì cho nhím ăn, mỗi ngày cho ăn một lần là đủ. Nhím thuộc loài gặm nhấm nên đa phần là ăn về đêm.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt, việc người nông dân đưa nhiều giống cây, con đặc sản vào nuôi, trồng không phải là chuyện hiếm gặp.

Giá heo hơi giảm ở mức thấp, người chăn nuôi heo liên tiếp thua lỗ nặng trong thời gian qua. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2013, giá heo hơi chỉ còn 3,3-3,7 triệu đồng/tạ và duy trì trong thời gian dài và tăng lên mức 4,7-4,9 triệu đồng/tạ vào những tháng cuối năm.

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.

Các giống lúa được Viện sản xuất thuộc nhóm giống lúa chủ lực, nhóm giống lúa nếp và thơm, nhóm giống lúa chất lượng cao và nhóm giống lúa chống chịu mặn phục vụ bố trí sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đề nghị của Cục Trồng trọt, các doanh nghiệp đang thực hiện cánh đồng lớn ở ĐBSCL, Hiệp hội Lương thực Việt Nam.