Giá Củ Mì Tăng Cao

Theo Sở Công thương, hiện giá củ mì nguyên liệu đã đạt mức kỷ lục: 3.100 đồng/kg. Dù thương lái ráo riết đi lùng mua mì nhưng các nhà máy vẫn không có đủ nguyên liệu để chế biến. “Hiện đã có một số nhà máy chế biến tinh bột mì tạm đóng cửa vì giá củ nguyên liệu quá cao, lại khan hiếm, trong khi giá bột xuất khẩu không tăng nhiều”, một doanh nghiệp chế biến bột mì ở Tân Châu cho biết.
“Giá, củ mì tươi và tinh bột mì đã tăng dần trong những tháng đầu năm nay và lên đến 3.100 đồng/kg là điều mà các nhà máy chế biến không thể ngờ tới. Điều này có lợi cho nông dân nhưng các nhà máy có nguy cơ lỗ nặng nếu không xuất khẩu, tiêu thụ được tinh bột với giá cao hơn giá thành”, một doanh nghiệp khác cho biết. Hiện giá bột cũng tăng trên 10% so với năm 2012.
Toàn tỉnh đang có 71 cơ sở chế biến tinh bột mì (49 công ty, doanh nghiệp và 22 cơ sở nhỏ) với tổng công suất hoạt động khoảng 4.800 tấn bột ngày. Năm 2011, tỉnh có 79 cơ sở, với tổng công suất hoạt động gần 3.000 tấn/ngày.
Tổng sản lượng củ mì đưa vào chế biến (tính cả lượng mì nhập khẩu từ Campuchia) năm 2011 khoảng trên 2,2 triệu tấn; năm 2012 là gần 2,5 triệu tấn; 5 tháng đầu năm 2013 là trên 1,3 triệu tấn. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, sản lượng củ mì được đưa vào chế biến thực tế cao hơn nhiều so với con số thống kê của ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.