Giá chanh không hạt tăng cao

Ông Nguyễn Văn Chiến, GĐ HTX NN Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, (Châu Thành, Hậu Giang) cho biết, khoảng một tuần gần đây, giá chanh không hạt tại địa phương tăng mạnh, nguồn cung không đáp ứng đủ. Vì vậy, HTX đã phải hủy nhiều đơn đặt hàng.
Hiện mức giá thu mua tại vườn dao động từ 30.000-33.000đ/kg, tăng từ 5.000-6.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại HTX NN Thạnh Phước, thương lái đặt hàng khoảng 5 tấn chanh/ngày nhưng đơn vị chỉ cung ứng được hơn 2 tấn/ngày.
Theo các thương lái, hiện hcần thu mua hơn 20 tấn chanh/tuần để cung cấp cho các thị trường lớn trong nước như TP.HCM, Hà Nội và XK sang Thái Lan và Campuchia, nhưng không tìm đủ nguồn hàng, buộc phải giảm lượng cung cho khách hàng. Bởi hiện vườn chanh đang vào mùa trái vụ, sản lượng quả giảm, trong khi đó nhu cầu thị trường tăng mạnh, nhất là vào mùa nắng nóng, dịp lễ.
Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh có khoảng 700ha chanh, tập trung nhiều nhất là ở huyện Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.

Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.